Quy trình & sâu bệnh

Vải thiều

Đặc điểm :
Trong những năm cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20, cụ Hoàng Phúc Thành ( sinh năm 1848 quê Thanh Hà, Hải Dương) nhặt hạt giống từ cảng Hải Phòng do người Trung Quốc quê tỉnh Thiều Châu ăn để hạt lại.Ông mang hạt về trồng tại quê nhà và nhân giống lên xung quanh huyện Thanh Hà quê cụ.


Ưu điểm:

Vải là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều được trồng nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang cho năng suất cao suốt nhiều năm quaTrong những năm cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20, cụ Hoàng Phúc Thành ( sinh năm 1848 quê Thanh Hà, Hải Dương)

- Kháng ung thư : Thịt của trái vải chứa nhiều hợp chất flavonoid và các chất kháng ôxy hóa. Những chất này có chức năng kháng ung thư
Điều hoà huyết áp : Potassium (kali) là một loại khoáng tố cần thiết mà cơ thể cần để kiểm soát huyết ápHiệp hội Tim mạch Mỹ đề nghị rằng những người có huyết áp cao nên ăn những loại thực phẩm giàu kali như trái vải. Một chén vải có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 325 mg kali, tức khoảng 9% lượng kali được đề nghị cho cơ thể mỗi ngày
- Chứa calo thấp : Một chén vải chỉ cung cấp cho bạn 125 calories đồng thời giúp bạn giảm sự thèm ngọt. Thịt quả vải chứa hàm lượng chất béo không đáng kể lại có nhiều chất xơ
Giàu vitamin : Trái vải được xem là một “nhà máy” sản xuất ra các loại vitamin. Ngoài vitamin C, vitamin E, vitamin K..., thịt trái vải còn chứa nhiều vitamin B6
- Tăng cường miễn dịch : Một chén vải chứa khoảng 135 mg vitamin C. Đây là hàm lượng vitamin C tương đối cao. Một trong những chức năng “ăn tiền” của vitamin C là tăng cường khả năng miễn dịch và “phòng thủ” cho cơ thể
- Tạo làn da rạng ngời : Các chất chống ôxy hóa trong trái vải sẽ giúp da khỏe mạnh hơn, loại bớt những nếp nhăn, tạo cho làn da nét trẻ trung hơn



Quy trình canh tác

CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

Cây giống nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen có kích thước tối thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 - 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 - 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 - 40 cm và có từ 2 - 3 cành cấp 1 trở lên.


THỜI VỤ VÀ MẬT ĐỘ TRỒNG

 - Vải thiều có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch.

- Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha).

 


ĐÀO ĐÁT VÀ LÀM HỐ TRỒNG

Đất được lên luống để dễ thoát nước chống ngập úng. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng).Trong vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.


PHÂN BÓN LÓT

Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột. - Khi đào: để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố. Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1 tháng.


KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VẢI THIỀU

- Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào. Đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 - 3 cm,

- Dùng tay lấp đất nén chặt lại.

- Giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 - 1,0m; dày 7 - 15cm, cách gốc 5 - 10 cm


CHĂM SÓC CÂY VẢI THIỀU

Giai đoạn kiến thiết cơ bản : Hàng năm cần bón thúc cho vải 3 - 4 đợt. 

Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; 
Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè. 
Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu. 
Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây. 

Trong thời kỳ này cứ cách 1 năm lại bón cơ bản cho cây thêm phân hữu cơ và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8. 

• Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là: 
+ Đạm U rê: 0,1 - 0,15 kg/ cây + Lân Supe: 0,3 - 0,5 kg/cây 
+ Kalichlorua: 0,1 - 0,15 kg/cây. Chia đều cho các lần bón. 

- Từ những năm sau lượng bón tăng 40 - 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây. 
- Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 - 8 là: 

+ Phân chuồng: 30 - 50 kg/ cây + Vôi bột: 0,3 - 0,5 kg/cây 


THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

- Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch vải thiều 10 – 15 ngày.

- Nên thu hoạch khi quả vải thiều đạt độ chín sinh lý để quả vải thiều có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch vải thiều tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản. 


Bọ sít nâu

Mô tả:

Đặc điểm gây hại : trưởng thành qua đông vào thánh 12, 1 sau đó đẻ trướng vào tháng 2,3,4 , trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.

...
Xem thêm

Sâu đục đầu quả

Mô tả: Đặc điểm gây hại : Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quá trình phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sau vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng qủa , tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3- tháng 6 ... Xem thêm

Rệp hại hoa, quả non

Mô tả: Đặc điểm gây hại : Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng trăm con/ 1 chùm quả) gây cháy đọt, thui hoa quả. ... Xem thêm

Sâu đục thân cành

Mô tả: Đặc điểm gây hại : COn trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra. ... Xem thêm

Ngài chính hút

Mô tả: Đặc điểm gây hại : Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả ... Xem thêm

Nhện lông nhung hại vải

Mô tả:

Đặc điểm gây hại : Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu tren các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng

...
Xem thêm

Bênh mốc sương

Mô tả: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chính làm chùm hoa biến màu đen, quả thối và rụng. ... Xem thêm

Bệnh sém mép lá

Mô tả: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7,8,9 gây hại nặng vào tháng 2,3,4. ... Xem thêm

Bệnh thán thư

Mô tả:

Bệnh thán thư hại trên lá non, lá bánh tẻ, nụ, hoa; trên quả từ khi mới hình thành cho đến lúc thu hoạch. Trên lá vết bệnh thường biểu hiện cháy khô mép lá, đầu lá; có ranh giới rõ rệt giữa phần bị bệnh và phần không bị bệnh là một đường viền màu nâu vàng. Vết bệnh thối đen lõm ở giữa trên nụ, hoa và quả mới hình thành làm rụng nụ, rụng hoa, rụng quả. Trên quả già và chín, vết bệnh thối khô hay thối ướt màu xám đen hơi lõm, nứt ở giữa.

...
Xem thêm