Quy trình & sâu bệnh

Nhãn miền thiết

Đặc điểm :
Nhãn Miền Thiết được đặt theo tên của ông Miền, bà Thiết – những người chọn tạo giống nhãn này. Hiện nhãn Miền Thiết là cây trồng chủ lực của Hưng Yên. Giá nhãn Miền Thiết bán tại vườn thường vào khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg.

Nhãn Miền Thiết có nhiều ưu điểm hơn so với các loại giống nhãn khác đó là:  tính thuần cao, tỷ lệ ra hoa, đậu quả ổn định; quả to, cùi dầy, thơm ngon nên giá trị kinh tế cao.


Ưu điểm:

Nhãn là loại quả ngon lại có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh: Theo Y học cổ truyền, cùi nhãn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tâm, an thần. Theo nhiều nghiên cứu, việc thường xuyên ăn nhãn có thể làm chậm quá trình lão hóa, giúp ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm mỡ máu, ức chế các tế bào gây sưng tấy, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành. Nhãn có thể được dùng như một loại quả hoặc để chế biến các món ăn như chè nhãn lồng hạt sen đặc sản của miền Bắc.



Quy trình canh tác

Thời vụ trồng

Cây nhãn có thể trồng gần như quanh năm, nhưng nếu trồng vào mùa mưa thì cần chú ý thoát nước cho cây vì nếu mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn làm cho cây chết vì nghẹt rễ.


Phương thức và mật độ trồng

Cây nhãn được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 6m. Khoảng cách giữa hai cây là 5 – 6m tương đương với 300 – 350 cây/ha.


Làm đất, bón lót và trồng cây

– Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm

– Bón lót: Bón lót 20 – 25kg phân chuồng hoai + 1 – 2kg supe lân + 100g ure + 100g kali  hoặc 2kg phân NPK (5 – 10 – 3 – 8)/hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

– Trồng cây: Khi thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất tốt.


Chăm sóc sau trồng

Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ. Khi cây lên cao được 80 – 100cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên. Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh


Bón phân

Cây nhãn cần được bón phân đầy đủ và với tỷ lệ phù hợp. Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Trong ba năm đầu cần bón với lượng 0,2 – 0,4kg ure, 0,5 – 0,7kg super lân và 0,3 – 0,5kg kali clorua/năm. Với vườn nhãn nhiều năm tuổi, cứ cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2kg N + 1kg P2O5 + 2kg K2O (tương đương với 4,2kg Urê + 5,5kg Supe lân + 4kg Cloruakali).


Bón phân lần 1

Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân kali.


Bón phân lần 2

Vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% phân kali.


Bón phân lần 3

Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và thúc cành Hè phát triển. Lần bón này chỉ sử dụng 10-20% lượng đạm.


Bón phân lần 4

Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại.


Phòng trừ sâu bệnh

Cây nhãn thường có hai loại sâu bệnh hại chính là:

– Bọ xít: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây ra hoa và quả non. Dùng thuốc Cemerin 50EC phun khi hoa chuẩn bị nở, phun lại sau 1 tuần.

– Bệnh thán thư: Gây hại chủ yếu trên chùm hoa và quả làm cho quả rụng hoặc chậm lớn. Dùng thuốc Ridomil phun khi hoa chưa nở.


Bệnh thán thư

Mô tả:

– Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporrioides gây ra. Phát sinh và gây hại trên lá, lộc non trên chùm hoa và quả. Bệnh phát sinh mạnh khi thời tiết ấm và ẩm trong tháng 3 và 4

...
Xem thêm

Bệnh thối quả

Mô tả:

– Bệnh do nấm gây ra, nấm thường tấn công vào lúc trời có nhiều sương mù hoặc có mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Bệnh thường xuất hiện vào lúc hoa nhãn đãng nở rộ, trên cành hoa có những vết chấm nhỏ bằng đầu kim, có màu nâu đen làm cho hoa bị vàng, sau đó khô và rụng đi

...
Xem thêm