Quy trình & sâu bệnh

Khoai tây Solara

Đặc điểm :
Ưu điểm:
ít nhiễm bệnh mốc sương và virút.

Cung ứng/địa điểm bán :
Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình - ThaiBinh Seed


Quy trình canh tác

Chọn đất và làm đất

- Chọn đất : khoai tây thích hợp trồng trên đất thịt nhẹ, cát pha, đất bãi bồi, đất không quá chua và có độ pH từ 5,6 - 6,7, chủ động tưới tiêu.
- Làm đất: sau khi thu hoạch cây trồng vụ trước, đất cày bừa kỹ, tơi, nhỏ, sạch cỏ dại mới lên luống. Lên luống đôi rộng 1 - 1,2m, trồng 2 hàng so le. Lên luống đơn rộng 60cm, luống cao 30cm, rãnh rộng 30 - 35cm, trồng 1 hàng.

Chuẩn bị giống

- Lượng giống cho 1ha từ 1.000 - 1.200kg củ/ha.
- Tiêu chuẩn củ giống: Củ giống phải lấy ở cây khoẻ mạnh, thuần chủng, không mang mầm bệnh, củ cân đối, có nhiều mắt và mua củ giống từ các đơn vị sản xuất và cung ứng giống khoai tây có địa chỉ rõ ràng, đáng tin cậy và không nên mua khoai tây thương phẩm để làm giống trồng vì sẽ dễ nhiễm sâu, bệnh.
- Phương pháp tách củ: Nếu củ to từ 50g trở lên, dùng dao sắc được khử trùng trước khi cắt. Phương pháp cắt: Cắt dọc theo củ đảm bảo mỗi miếng có tối thiểu là 1 mầm đã nhú. Không nên cắt miếng quá nhỏ, cây sẽ yếu và phát triển kém. Cắt xong, chấm mặt vết cắt vào tro bếp hoặc bột xi măng, để se mặt rồi đem trồng. Cắt khi các mầm mới nhú vì nếu để quá khi trồng mầm mọc sẽ yếu.

Thời vụ trồng

- Vụ sớm: Trồng từ 20 - 30/10.
- Chính vụ: Trồng từ 1 - 15/11.
- Vụ muộn: Trồng từ 15 - 30/11.

Khoảng cách, mật độ

- Khoảng các: Hốc cách hốc 30cm, hàng cách hàng 60cm.
- Mật độ 45.000 - 50.000 khóm/ha.

Bón phân

- Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng hoai, phân lân supe, vôi bột + 1/3 lượng phân đạm urê + 1/3 lượng phân kali clorua theo rạch hoặc theo hốc.
- Bón thúc: Lượng phân đạm urê và phân kali clorua còn lại, chia làm 2 đợt bón, kết hợp cùng với chăm sóc.
- Chú ý:Khi bón phân cần bón xa gốc khoai tây.

Cách trồng

- Rạch 2 rãnh dọc theo luống (đối với luống đôi), 1 rạch (đối với luống đơn), sâu 15cm, đặt củ theo lối nanh sấu (so le).
- Nếu củ cắt miếng phải đặt vết cắt lên trên, mầm hướng xuống phía dưới để tránh thối củ.
- Đối với củ không cắt cũng đặt mầm khoai tây hướng xuống phía dưới rồi lấp củ bằng lớp đất nhỏ dày 3 - 4cm.
- Đảm bảo đất đủ ẩm để cây nhanh mọc.

Vun xới 3 lần

- Lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày vun xới nhẹ lấp củ khoai kết hợp với tỉa mầm (chỉ để lại 3 - 5 thân/khóm) và bón thúc phân với 1/3 lượng phân đạm urê + 1/3 lượng phân kali clorua.
- Lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày, xới sâu, vun cao, bón thúc hết lượng phân còn lại.
- Lần 3: Sau trồng 35 - 40 ngày, xới nhẹ, vét rãnh luống, vun cao gốc.

Tưới nước

- Sau khi trồng giữ đất ẩm thường xuyên, nếu khô phải kịp thời tưới nước.
- Tưới nước cho khoai tây nên tập trung vào các giai đoạn:
+ Sau khi mọc 15 - 20 ngày, tưới ngập rãnh.
+ Sau lần 1 từ 15 - 20 ngày.
+ Sau khi trồng 60 - 65 ngày.
- Phương pháp tưới: Cho nước vào ngập 2/3 rãnh và tưới ướt lên luống khi nào thấy đất ở giữa luống ngả màu sẫm là được, sau đó tháo nước ra. Nếu nguồn nước ở xa ta có thể tưới bằng thùng ô doa hoặc phun.

Thu hoạch và bảo quản

- Khi 80% số lá trên thân chuyển vàng thì thu hoạch.
- Khi đào củ lên kiểm tra thấy vỏ củ nhám, ấn mạnh tay vào củ thấy tróc vỏ là thu hoạch được.
- Trước khi thu hoạch ta ngừng tưới nước từ 15 - 20 ngày, thu hoạch vào những ngày nắng ráo.
- Đối với ruộng giống cần cắt toàn bộ thân lá trước thu hoạch khoảng 1 tuần.
- Khi thu hoạch khoai tây phân loại củ ngay trên ruộng, phơi khoai tây trên mặt ruộng khoảng 2 tiếng để vỏ củ khoai tây cứng lại, vận chuyển nhẹ nhàng, để củ nơi thoáng mát.
- Bảo quản khoai tây giống quy mô hộ gia đình: Cho vào bao tải dứa có đục lỗ để lưu thông không khí trong bao và ngoài môi trường bên ngoài, xếp 1 - 3 bao chồng lên nhau để nơi thoáng, cao ráo, không có ánh sáng trực tiếp.
- Bảo quản khoai tây thịt (thương phẩm): Bảo quản trong các kho sạch hạn chế ánh sáng tán xạ để khoai tây không nảy mầm, để ăn dần hoặc cũng có thể bảo quản tương tự như đối với khoai tây giống.

Rệp sáp hại khoai tây

Mô tả: Rệp sáp bám trên mầm cây khoai tây giống hút dinh dưỡng ở mầm, khi phát triển nhiều rệp bám hút cả mầm làm thành một lớp dày đặc trắng như bông. ... Xem thêm

Bệnh sương mai

Mô tả:

Bệnh xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo vết xanh xám nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá, phần giữa vết bệnh có lớp cành bào tử trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng (như sương muối) làm cho lá chết lụi nhanh chóng. ... Xem thêm

Bệnh héo xanh vi khuẩn

Mô tả: - Bệnh thường phát sinh trên rễ, thân. ... Xem thêm

Bệnh héo vàng

Mô tả: - Bệnh do nấm gây ra và gây hại chủ yếu ở giai đoạn hình thành củ đến thu hoạch ... Xem thêm