Quy trình & sâu bệnh

Mận hậu

Đặc điểm :
-Mận hậu có vẻ ngoài nhỏ nhắn , vỏ xanh ,vị chua thanh mát , hơi chát. Mận hậu Sơn La có lớp da căng bóng, khi bóp nhẹ có cảm giác cứng, không bị dập nát nó mang nét đặc chưng của vùng đất xa xôi mà mộc mạc.


Ưu điểm:

Mận hậu chứa rất nhiều kali, vitamin A, sắt, vitamin B2, các vitamin nhóm B và ma giê, giàu chất sơ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Một quả mận chín chuẩn có 26% vitamin C, 13% vitamin K và 11% vitamin A.

-Ăn mận để thanh lọc máu,nuôi dưỡng một trái tim khỏe.Mận còn giàu chất chống oxi hóa,làm sáng mắt,đẹp da.

-Mận hậu có chứa axit xitric có tác dụng phòng chống mệt mỏi và chuột rút co cơ.Bên cạnh đó, lượng nước dối dào trong mận còn giúp ổn định cơ thể nên được nhiều vận động viên chuyên nghiệp ưa chuộng



Quy trình canh tác

Thời vụ và mật độ trồng

Thời vụ
Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi cây chưa lên lá và lộc non để có tỷ lệ sống cao

Mật độ, khoảng cách
Có thể trồng với khoảng cách sau: 4 – 5 m/cây. Mật độ 500 cây/ha – 625 cây/ha)


Đất trồng và đào hố

- Mận có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.
- Mận hố sâu 50 cm, rộng 50 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.


Bón lót

- Bón lót cho mỗi hố 20 - 30 kg phân hữu cơ + 0,2 - 0,5 kg supe lân + 0,5 -1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố trước khi trồng 15 - 30 ngày, đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây. Nêú đất có nhiều mối phải tiến hành xử lý diệt mối trước khi trồng.


Cách trồng mận hậu

- Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 - 15 lít nước cho mỗi gốc.
- Sau trồng khoảng 1 - 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.
- Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây đào thóc quả nhỏ.


Chăm sóc cây mận hậu

- Sau trồng một năm cây đã có thể cho thu hoạch quả, hàng năm có thể bón lượng phân cho một cây lượng phân như sau: 30 - 50 kg phân hữu cơ + 300 đến 500 gam supe lân + 100 đến 200 gam kali clorua + 200 đến 300 gam đạm urê.
(Phân hữu cơ, phân lân bón vào sau khi thu hoạch quả tháng 6,tháng 7 bằng cáh: mận rãnh xung quanh tán cây sâu 20 cm, bón phân, lấp đất. Phân đạm và kali chia ra thành 3 phần bón vào tháng 1, tháng 2 trước khi cây ra hoa khoảng 10 ngày (40%), tháng 3 khi quả non hình thành (30%) và tháng 4 khi quả lớn (30%) nếu đất khô thì hoà nước tưới, nếu đất ẩm thì rắc phân xuống đất xung quanh tán và xới nhẹ)
- Chú ý tưới nước cho mận vào các thời kì: trước khi nở hoa, quả non và nuôi quả.


Tỉa cành, tạo hình

- Hàng năm sau thu hoạch quả cần tỉa bỏ những cành la, cành bị sâu bệnh, cành tăm hương để cây thông thoáng, hạn chế chỗ trú ngụ của sâu bệnh.
- Khi cây mận cao 50 - 60 cm thì tiến hành bấm ngọn để cây ra cành cấp 1, chọn 3 - 4 cành xung quanh tán cây, nuôi dưỡng cành dài 50 – 60 cm thì tiến hành bấm ngọn, để 2 - 3 cành cấp 2 trên mỗi cành cấp 1. Khi cành cấp 2 dài 40 - 50 cm thì tiến hành bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây là cấp cành chính tạo quả trên cây.

- Hàng năm đốn tỉa đến cấp cành này để thu hoạch quả, không được để cành vươn quá dài, khó quản lý quả và tranh chấp ánh sáng, dinh dưỡng.


Thu hoạch

Thu hoạch quả khi vỏ quả đã chuyển màu theo đặc điểm của giống và thịt quả đã chuyển ngọt, quả còn rắn, chắc. Không nên thu quả khi đã chín mềm trên cây dễ bị dập nát, khó bảo quản, vận chuyển.


Rệp mận

Mô tả:

Đây là đối tượng hại chủ yếu trên cây mận. Rệp có 4 tuổi, cơ thể hình thoi, có màu xanh. Rệp trưởng thành có kích thước 1,80 – 1,99 mm, râu có 6 đốt. Đốt gốc to hơi nhô về phía trước, mép trước trán hơi lõm vào

...
Xem thêm

Bệnh thủng lá

Mô tả:

Do nấm Xanthomonas arboricola pv. pruni gây ra, hoặc do nấm bào tử đuôi (Cercospora circumscissa Sacc) gây ra. Khi bị vi khuẩn Xanthomonas arboricola pv. pruni xâm nhiễm, trên lá và lá chồi xuất hiện các đốm nhỏ. Các đốm này sẽ lan rộng thành các đốm tròn hoặc có cạnh đường kính 2mm với màu tím hoặc nấu đen. Rìa đốm bệnh là các đường viền màu vàng. Cuối cùng các đốm bệnh sẽ khô lại, nứt mép và rụng lá.

...
Xem thêm

Sâu đục trái

Mô tả:

Cây mận cứ đến mùa là trái bị một loại sâu nhỏ như đầu chân nhang, màu đỏ hồng đục vào bên trong gây hại nhiều, chúng thải ra những cục phân nhỏ li ti màu đen. Về mùa mưa, lại bị một loại sâu có màu trắng vàng, dài cỡ năm, bảy milimét (giống như con dòi) làm thối trái.

Loại màu hồng là sâu đục trái mận. Sâu này có thể gây hại quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu trong mùa khô.

...
Xem thêm

Bệnh phấn trắng

Mô tả:

- Dấu hiệu nhận biết dễ thấy của bệnh phấn trắng là những đốm vàng xuất hiện trên lá và thân cây, dần dần những đốm vàng này chuyển sang màu trắng bao phủ toàn bộ lá và thân cây .

-Bệnh phát triển ngày càng nặng sẽ khiến lá và quả của cây khô cháy, rụng, làm giảm năng xuất cây trồng. thông thường các cây ăn trái dễ bị nhiễm bệnh nhất

- Cây bi nhiễm bệnh có chung một đặc điểm Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). sau một thời gian lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng.

- Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém,

...
Xem thêm