Quy trình & sâu bệnh

Arabica

Đặc điểm :
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hạt cà phê được dùng làm đồ uống. Tính đến nay cà phê được xem là thứ thức uống thông dụng bậc nhất trên toàn thế giới. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brasil 

 


Ưu điểm:

Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM


Quy trình canh tác

Thiết kế vườn trồng

1. Quy hoạch vườn (Trước khi trồng) 

Thiết kế cây theo hàng, theo lô. Chiều dài của lô song song với đường đồng mức, các lô diện tích từ 15-20 ha phân thành nhiều lô nhỏ với chiều dài chuẩn theo hàng là 400-500 m, chiều rộng 50m.

Cà phê trồng diện tích nhỏ thì không nhất thiết phải phân lô nhưng cần chia đường đồng mức

2. Trồng cây chắn gió (trước khi trồng cây)

Loại cây phù hợp và được sử dụng nhiều là cây muồng vàng. Trồng với khoảng cách 2-3 hàng cà phê, một hàng muồng vàng.

3. Trồng cây che bóng (trước khi trồng cây)

Khoảng cách trồng cây che bóng là (9 x 9) m hoặc (9 x 12) m, cành lá cần được rong tỉa hợp lý, bảo đảm độ chiếu sáng. Tán cây che bóng phải cách ngọn cà phê 2-3m.

 


Cây giống

Cây thực sinh hoặc cây ghép của các dòng

Cà phê vối:TR4TR9TRS1cà phê xanh lùn, cà phê dây Thuận An  

- Cà phê chè: Giống TN1 và TN2 

Cây phát triển hoàn chỉnh, sạch sâu bệnh, có tuổi vườn ươm 6-8 tháng, cao cây tính từ mặt bầu 20-30 cm, đường kính gốc 3-4 mm, có 5 -7 cặp lá thật, chiều cao chồi ghép trên 10 cm, bầu đất nguyên vẹn.


Thời vụ trồng

Tháng 4-5

Tháng 9-10


Làm đất, đào hố, bón lót

Dọn đất bằng phẳng, cày bừa tơi xốp. Nhặt bỏ rễ cây, cành khô. Đất đã trồng cà phê nhiều năm phải bổ sung thêm vôi, phân chuồng.

- Đào hố: Kích thước hố (60 x 60 x 60) cm. Khoảng cách giữa các hố tùy theo mật độ trồng. 

- Bón lót: (15-20 kg phân chuồng mục + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg vôi bội + 0,3kg kali)/hố. Lấp đất cần vun cao hơn mặt đất 5-10 cm.


Mật độ, khoảng cách

- Cà phê vối: Mật độ trồng là (3x3) m hoặc (2,8x2,8) m đối với đất bằng (1100 cây/hecta). Đất dốc nhiều (3x2,5)m (1300 cây/hecta). 

- Cà phê mít mật độ trồng là (5×5) hoặc (7×7)m (700 cây/hecta)

- Cà phê chè mật độ trồng dày nhất (1x2)m (4000 cây/hecta)


Trồng cây

Đặt cây con vào chính giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm.  Lấp đất đồng thời nén nhẹ quanh gốc, bảo đảm không bị khoảng trống. Cần tưới nước để ổn định bồn


Chăm sóc

Làm bồn: Đường kính bồn 1-1,2 m. Các năm sau sẽ mở rộng thêm. Thành bồn nén chặt, cao 20-25 cm.

- Làm cỏ: Làm sạch cỏ trên thành bồn cũng như dưới bồn. Kết hợp đánh bồn, gia cố hoặc mở rộng bồn. Cỏ, lá, cành cây…có thể đào rãnh để ép xanh.

- Tỉa cành, tạo tán: 

Thường xuyên vặt bỏ các chồi vượt, đặc biệt ở đầu mùa mưa, trước mỗi đợt bỏ phân, 

Sau mỗi vụ thu hoạch, cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ giáp thân, cành khô, cành sâu bệnh. Mỗi vị trí đốt cành, chỉ nên để lại 3 cành dự trữ.

Tỉa bớt các cành thứ cấp trên cao. Khi cây đạt độ cao 1,5 – 1,6m thì tiến hành hãm ngọn

- Tưới nước: Tưới nước vào mùa khô. Cà phê con cần tưới mỗi đợt cách nhau 10-15 ngày. Cà phê kinh doanh 20-25 ngày. Khi tưới cần tưới tập trung, để cây ra hoa đồng loạt.

- Bón thúc: 

+ Giai đoạn KTCB: 

  • Sau khi trồng 3 tháng, bón mỗi gốc 0,5-1 kg phân hữu cơ.
  • Từ năm thứ 2 trở đi bón phân hữu cơ hoặc  hữu cơ khoáng, mỗi lần bón từ 0,5-1kg /gốc.

+ Giai đoạn kinh doanh: 

 

  • Trước thời kỳ ra hoa (sau khi cắt nước) sử dụng phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ khoáng. Mỗi lần bón 1,5 - 2kg/gốc.
  • Thời kỳ nuôi quả, sau khi cắt nước từ 2–3 tháng, bổ sung 1-1,5kg phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ khoáng/gốc.
  • Thời kỳ trước thu hoạch, (trước khi thu hoạch 1,5-2 tháng) bón thêm 1kg phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ khoáng/gốc.

+ Tăng cường ra hoa, đậu quả: Thực hiện đồng thời các biện pháp khác: tủ gốc, làm cỏ, tỉa cành tạo tán…


Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại (Mùa khô và đầu mùa mưa (tháng 1– 6))

1. Rệp vảy xanh; Rệp vảy nâu; Rệp sáp

Luân phiên sử dụng các loại thuốc sau:

- Nitox 30 EC (Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%).

- Nibas (Fenobucarb 50%).

- Bini 58 (Dimethoate 40%).

- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%).

phun ướt đều toàn cây. Cách 7 – 10 ngày phun lại lần thứ 2 nếu mật độ rệp sáp quá cao.

2. Mọt đục quả (Giai đoạn quả già và có thể sống trên quả khô)

Thuốc phòng trừ:

- Nitox 30EC (Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) 

- Nibas (Fenobucarb 50%) 

- Bini 58 (Dimethoate 40%) 

- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): Phun thuốc lên quả ngay từ giai đoạn quả còn xanh, phun 2 lần cách nhau 1 tháng.

3. Mọt đục cành (Các tháng mùa khô)

Hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị mọt đục cành cà phê. Biện pháp tốt nhất là cắt bỏ cành bị mọt để ngăn chặn sự lây lan hoặc dùng thuốc phun sớm dể phòng ngừa.

- Nitox 30EC (Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) 

- Nibas (Fenobucarb 50%) 

- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): 

Phun thuốc khi chớm xuất hiện mọt đục cành.

4. Sâu đục thân mình trắng - bore (Gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5)

Nitox 30EC (Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) 

- Nibas (Fenobucarb 50%) 

- Bini 58 (Dimethoate 40%) 

- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%)

5. Sâu đục thân mình đỏ (Gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5)

Phòng trừ:

- Nitox 30EC (Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) 

- Nibas (Fenobucarb 50%) 

- Bini 58 (Dimethoate 40%) 

- Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%)

Bệnh hại 

1. Bệnh gỉ sắt (Đầu mùa mưa) 

- Abenix 10FL (Albendazole 10%) phun ướt đều toàn cây, phun 2 lần cách nhau 7 ngày).

- Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

2. Bệnh khô cành, khô quả (Phát triển từ đầu mùa mưa, đỉnh cao vào tháng 10)

- Abenix 10FL (Albendazole 10%) phun ướt đều toàn cây, phun 2 lần cách nhau 7 ngày).

- Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun 2 lần cách 7 ngày.

3. Bệnh nấm hồng (Bệnh phát sinh từ tháng 6, 7 và cao điểm vào tháng 9)

Thường xuyên kiểm tra vườn cây đầu mùa mưa, nếu phát hiện bệnh thì cắt, đốn cành bệnh. Ngoài ra có thể dùng các thuốc trừ bệnh sau:

- Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

- Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).

- Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1–2 lít thuốc/ha, phun ướt đẫm tán lá cà phê.

4. Bệnh lở cổ rễ 

Cây con trong vườn ươm không được tưới quá ẩm, không được che quá dầy, xới xáo, bóp bầu tạo độ thông thoáng trong bầu, nhổ bỏ các các cây bị bệnh. Sử dụng thuốc Jinggangmeisu 5SL 5WP, 10WP phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày.

Trên đồng ruộng: Khi trồng phải chọn các cây con khoẻ mạnh, tránh tạo ra các vết thương ở phần gốc cây khi làm cỏ, nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng. Các cây bị bệnh nhẹ có thể dùng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày

5. Bệnh thối rễ tơ

Bón phân hoá học đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn có năng xuất cao trong nhiều năm. 

Bệnh lây lan qua việc cuốc xới và nguồn nước. Do đó ở những vùng bị bệnh cần hạn chế việc xới xáo, tưới tràn. Đào đốt các cây bị bệnh nặng. Đối với các cây chưa bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ có thể dùng thuốc hoá học để phòng.

6. Bệnh thối rễ cọc (Cuối mùa mưa, đầu mùa khô)

Cho đến nay biện pháp hữu hiệu nhất và kinh tế nhất là phòng bệnh bằng cách phải rà rễ cẩn thận khi khai hoang, sau đó phải cải tạo đất bằng các cây lương thực ngắn ngày hay cây đậu đỗ ít nhất trong thời gian 2-3 năm trước khi trồng mới lại Cà phê. Đối với các vườn cây đã bị bệnh cần kịp thời đào bỏ các cây bị bệnh và đem đốt để chống lây lan.


Thu hoạch

Hái đồng loạt khi quả chuyển màu đỏ trên 80 – 90% diện tích trồng

Khi hái dùng bạt trải quanh gốc để hứng trái, dùng tay vặt quả khỏi chùm, hạn chế làm gãy cành rụng quá nhiều lá, chồi hoặc nụ non. Sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau


Sơ chế, bảo quản

Ngay sau khi thu hái

Phơi quả tươi dưới ánh nắng đến khi vỏ chuyển sang màu đen, lắc hạt nghe thấy phần nhân rời ra thì tiến hành xay tách vỏ. 

Trường hợp không phơi được ngay cần bảo quản trên nền gạch, nền xi măng độ dày không quá 30-40cm.


Chưa có thông tin sâu bệnh .