Bệnh lở cổ rễ
Loại sâu bệnh : Bệnh
Mô tả:
- Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao. Nhiệt độ thích hợp để nấm phát triển là 25-30oC.Phòng bệnh:
Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư cây trồng vụ trước.- Nhổ bỏ những cây bị bệnh. Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.
- Cày bừa kỹ, san mặt ruộng cho bằng phẳng để đất thoáng và không đọng nước.
- Chỉ dùng hạt giống không bị bệnh.
- Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.
- Đối với cây họ bầu bí, dưa không dùng rơm rạ lúa bị bệnh đốm vằn tủ liếp trồng. Đốt rơm rạ trước khi trồng dưa.
- Không dùng nước tưới từ mương lục bình
- Chọn đất trồng phải cao ráo, dễ thoát nước; vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.
- Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm.
Chữa bệnh:
- Dùng Benlat C 70WP pha nồng độ 0,2 - 0,3% phun vào đất và cây khi thấy xuất hiện bệnh.- Khi bệnh xuất hiện và phát triển có thể sử dụng các loại thuốc BVTV để phòng trị: Validacin, Bonanza,...
- Phòng ngừa bằng các loại thuốc đặc hiệu như Amistar 250SC với các hoạt chất Hexaconazole, Difenoconazole…
- Phun thuốc: hoạt chất Azoxystrobin, Validamycin hay hỗn hợp các hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)… phun 7 - 10 ngày/lần.
- Monceren 250 SC, liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha
- Monceren 70WP liều lượng 0,2kg/ha.
- Validamicin 50 EC liều lượng 1,0 lítt/ha