Mồng tơi Vietfarm
1. Đặc tính cây rau mùng tơi:
- Là loại rau phổ biến, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có nhiều Vitamin, khoáng chất, các a xít amin, có tác dụng trong tiêu hóa, giảm cân, hỗ trợ thị lực, tốt cho xương khớp, làn da…
- Năng suất đạt 1-2 tấn /1.000 m2 tùy theo giống
- Thu nhập trung bình 15-20 triệu VNĐ /1.000 m2 /vụ
2. Giống:
- Giống mồng tơi lá to
3. Thời vụ trồng:
* Bắc bộ: Trồng từ tháng 2 đến tháng 12.
* Nam Bộ: Vụ sớm: tháng 10-tháng 12; Vụ chính: tháng 1-tháng 2; Vụ muộn: tháng 12-tháng 4.
Ưu điểm:
Một số tác dụng của rau mồng tơi có thể áp dụng như:
- Chống bệnh xương khớp: Đem rau mồng tơi hầm với chân giò cho nhừ rồi ăn. Món ăn này rất có lợi cho xương khớp, phòng chống các bệnh liên quan đến xương khớp.
- Chữa yếu sinh lý: Mồng tơi, rau ngót, rau má đem nấu với lòng gà hoặc lòng vịt giúp tăng cường sinh lý nam giới.
- Trị mụn nhọt: Lấy lá mồng tơi, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó đắp lên mụn nhọt sẽ khiến mụn nhọt nhanh chóng nặn đi.
- Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non kèm thêm chút muối đắp vào búi trĩ, cố định bằng gạc sạch sẽ giúp chống viêm và búi trĩ co lên đáng kể.
- Chữa say nắng: Giã lá mồng tơi rồi đắp vào trán sẽ giúp giảm nhiệt , bệnh nhân say nắng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Chữa nám, thâm da: Lấy lá mồng tơi rửa thật sạch, giã nhuyễn, sau đó đắp lên da sẽ giúp da giảm thâm, nám đáng kể.
Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM
Quy trình canh tác
Làm đất, bón lót (Trước khi trồng 5 ngày)
- Đất làm nhỏ, sạch cỏ dại
- Luống 1,2 m, mặt luống 1,0 m
- Xử lý đất bằng Tricodema
- Bón lót: 2kg phân hữu cơ /1 m2
- Lấp kín phân, san mặt luống
Trồng cây (Từ 1 đến 10 ngày sau gieo)
- Trồng cây hoặc gieo hạt trên luống với mật độ thưa
- Trồng xong tưới nước ngay.
Tưới hồi xanh, trồng dặm (Từ 10 đến 20 ngày sau trồng)
- Tưới nước 2 lần/ ngày (sáng và chiều).
- Trồng dặm những cây chết, cây yếu, không để mất khoảng
Làm cỏ, bón thúc
Làm cỏ, xới xáo kết hợp với bón thúc
► Lần 1: 7-10 ngày sau trồng.
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 2: 25 ngày sau trồng
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
Tưới đủ nước, đảm bảo 70% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng
Phòng trừ sâu bệnh
Các sâu bệnh hại:
- Sâu khoang (Spodoptera liture): Gây hại chủ yếu giai đoạn cây non.
Thực hiện phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM), bao gồm:
- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh, xen canh, xử lý đất, kiểm tra thường xuyên….
- Biện pháp kỹ thuật: Dùng giống chống chịu, quản lý nước tưới, phân bón.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch, chế phẩm sinh học
Thu hoạch (Từ 20 đến 30 ngày sau trồng)
- Khi cây cao 20-30cm thì tiến hành thu hoạch, khối lượng cây khi thu hoạch phụ thuộc vào giống vào mùa vụ
- Thu hoạch đến đâu vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ ngay đến đó
- Loại bỏ lá vàng, lá sâu bệnh, bao gói sạch sẽ đưa đi tiêu thụ
- Khi vận chuyển: dùng thùng nhựa hoặc thùng giấy 3 lớp để đựng, chú ý không xếp quá nhiều lớp ảnh hưởng đến chất lượng.