Quy trình & sâu bệnh

Bí thơm

Đặc điểm :
- Đây là loại cây ngắn ngày chỉ sau 3 - 4 tháng trồng là cho thu hoạch, dễ trồng, dễ chăm sóc, đặc biệt thích hợp trồng trên đất ruộng 1 vụ, đất soi bãi. 
- Bí khi thu hoạch có trọng lượng trung bình từ 2 - 3kg/quả, tất cả từ thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Khi chế biến có độ dẻo, mùi thơm tự nhiên, vị đậm đà…
- Vụ Đông Xuân:  Gieo trồng từ 25/1 đến 25/2, thu hoạch quả non vào tháng 4, 5, bí già thu hoạch vào cuối tháng 6 đầu tháng 7.
- Vụ Hè Thu:  Gieo từ 25/6 đến 05/7, thu hoạch quả trong tháng 10.


Ưu điểm:

- Dễ trồng, dễ chăm sóc, đặc biệt thích hợp trồng trên đất ruộng 1 vụ, đất soi bãi.

- Tính mát, khả năng thanh nhiệt, giải độc của bí đao có lợi cho người mắc các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh tiểu đường, phù do thận, bệnh gan, phù khi mang thai. Táo bón, ho, hen suyễn, viêm tấy đều có thể sử dụng bí đao trong thực đơn hàng ngày để thuyên giảm triệu chứng.


Cung ứng/địa điểm bán :
HTX Yến Dương


Quy trình canh tác

Làm đất: 

- Trên đất ruộng soi bãi: Cày, bừa làm đất nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại.
 + Trường hợp làm giàn: Lên luống cao 0,25 – 0,3 m, rộng 5 m (để trồng hàng đôi) hoặc 2 m để trồng hàng đơn, giữa các luống làm rãnh thoát nước rộng 0,5 m.
 + Trường hợp không làm giàn lên luống cao 0,25 – 0,3 m, rộng 2,5m trồng hàng đơn.
-Trên đất nương rẫy: Cuốc hố theo mật độ đã định, tạo cho đất trong hố tơi xốp, sạch cỏ dại.


Chuẩn bị giống, xử lý hạt giống trước khi gieo:

- Giống trồng phải được chọn từ những quả tốt, để đến khi dây chết mới thu hoạch quả.
- Lượng giống cần gieo cho 1 bung (1.000m2):
 + Nếu trồng trên đất ruộng và soi bãi cần từ 680 – 880 hạt (gieo 4hạt/gốc).
 + Nếu trồng trên đất nương rẫy cần từ 400 – 500 hạt (gieo 4 hạt/hố).
- Xử lý hạt giống: Trước khi gieo, ngâm hạt trong nước sạch 4 – 6 giờ, đãi sạch nước chua, gói kín, ủ trong vải xô, ngày dấp nước 2 lần, khoảng 1 – 2 ngày khi hạt nứt nanh mới đem gieo.


Gieo hạt:

- Trước khi gieo hạt phải bón lót phân đầy đủ, lấp 1 lớp đất dày khoảng 2 – 3 cm, phủ kín phần mới gieo hạt, sau đó lấp đất phủ kín hạt. Tùy điều kiện thời tiết tại thời điểm gieo hạt mà lấp đất dày hay mỏng (thời tiết khô, lạnh lấp đất dày), có thể tận dụng rơm, rạ, cỏ phủ kín để giữ ẩm, ấm tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm.


Bón phân:

- Ủ phân - bón phân: Bón lót phân chuồng hoai mục với liều lượng 15 - 20 tấn/ha hoặc phân hữu cơ vi sinh 4-5 tấn/ha. 
- Vôi bột: 8 - 10 tạ/ha: phân lân nung chảy Văn Điển: 400 - 450kg/ha. Bón lót trước khi trồng 7 - 10 ngày. Tùy theo điều kiện của các hộ gia đình, và tình hình sinh trưởng của cây, có thể bón thúc theo 2 giai đoạn sau: 
 + Bón thúc lần 1: Khi cây bắt đầu ngả ngọn bò hoặc lúc bắt đầu leo lên giàn (sau khi mọc 30-35 ngày). 
 + Bón thúc lần 2: sau khi cây đậu quả rộ ( sau đợt 1: 15-25 ngày).
=> Loại phân bón: Sử dụng Phân nở hữu cơ Hà Lan FERTIPLUS 65 OM, với liều lượng 250-300kg/ha/lần bón. Nên bón giữa luống, cách gốc 20cm.
=> Ngoài ra, bà con có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như đậu tương, bột ngô hoặc cá ngâm ủ để bón nhằm bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trồng.


Phòng trừ bệnh:

- Giai đoạn cây có 2 lá mầm đến 3 lá thật: Là giai đoạn cây non dễ bị bọ nhẩy, bọ cánh vàng (tiếng Tày gọi tua mèng lài) cắn hại làm mất khoảng rất nhiều. Để hạn chế có thể dùng vải màn tuyn hoặc túi bóng để chụp trên miệng hố để phòng tránh, theo cách làm này cây mọc khỏe và chống được rét khi trồng trong vụ đông xuân. Hoặc có thể dùng thuốc trừ sâu Supertox pha theo hướng dẫn trên bao bì để phun định kỳ 7 ngày/lần liên tiếp đến khi cây phát triển qua giai đoạn này.
- Giai đoạn cây leo lên giàn đến ra hoa đậu quả rộ: Là giai đoạn cây thường hay xuất hiện các loại sâu hại như:
 + Rệp hại lá, đọt non, nụ hoa, quả…
 + Bọ xít hại quả non.
 + Ruồi vàng hại quả.
- Cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm, nên áp dụng các biện pháp thủ công để phòng trừ như:
 + Đối với rệp hại bắt giết bằng tay, ngắt bỏ tiêu hủy những ngọn, lá có nhiều rệp.
 + Đối với ruồi vàng dùng bẫy bả chua ngọt để tiêu diệt, cách làm: Dùng 1 lít nước + 40ml giấm + 10ml rượu + 40g đường + 1g Dipterex, dùng vải quấn chặt tẩm vào dung dịch đã pha và treo đều trong giàn bí để dẫn dụ ruồi bâu vào hút dịch bẫy bả, ruồi sẽ bị chết khi châm hút dịch này.
 + Để cho ít cây bị sâu bệnh, thì ngay từ khi cây con (sau mọc 7 – 8 ngày) cần dùng Validacin và Ofatox tưới cho cây.
 + Bí xanh thường bị sâu xanh, rệp, sâu vẽ bùa phá hoại dùng Ofatox 0,1% hoặc Actara phun cho cây. Rệp khi mới xuất hiện có thể giết bằng tay hoặc ngắt bỏ ngọn, lá có nhiều rệp.
 + Bọ phấn trắng, bọ nhảy:  Dùng Sokupi, Dylan.


Thu hoạch:

- Quả 50 - 60 ngày tuổi là thu hoạch được. Bí non có thể thu ở giai đoạn 25 – 30 ngày tuổi sau khi đậu.
- Quả thu nhẹ nhàng vào sáng sớm, tránh bị xây xát. Quả già thu về có thể xếp thành hàng, lớp để nơi khô thoáng mát bảo quản. Có thể bảo quản trên 30 ngày không ảnh hưởng đến chất lượng.


Chưa có thông tin sâu bệnh .