Quy trình & sâu bệnh

Gấc

Đặc điểm :
Ưu điểm:

Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM


Quy trình canh tác

Thiết kế vườn trồng

Quy hoạch vườn  (Trước khi trồng) 

Cây Gấc không kén đất nhưng để có năng suất cao nên chọn đất tốt, giầu mùn để trồng. Vùng đất trồng gấc phải không bị úng và có khả năng thoát nước tốt khi mưa lớn.  Nên chủ động đào kênh tiêu nước: Bị ngập nước sẽ làm cho cây úng và tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh tấn công, dẫn tới năng xuất giảm nếu bị úng nhẹ, hoặc nếu ngập úng kéo dài có thể làm chết cây. Chính vì vậy, ở những vườn trũng, ngập nước vào mùa mưa thì phải tiến hành đào kênh tiêu nước. Mỗi kênh tiêu nước có kích thước rộng 50 cm, sâu 30 cm để thoát nước dễ dàng khi trời mưa lớn. Trồng tập trung cần chú ý: Tìm hướng cho hàng gấc để tránh gió bão làm đỗ.
Tùy từng địa phương và địa hình, địa vật. Làm giàn hoặc làm giậu làm sao để hướng gió đi vào giữa hai hàng gấc.

 

 


Cây giống

Trong các giống gấc trên hiện nay đang trồng phổ biến là các giống gấc lai và gấc nếp vì các giống này năng suất cao, chất lượng tốt, giá cao được các công ty chế biến thu mua nhiều. 

Giống gấc lai: Gấc lai đen chất lượng tốt, quả tròn, to, trọng lượng quả trung bình đạt 2 – 3kg, cá biệt có quả đạt 4-5 kg. Quả ít gai, có màu xanh đen, khi chín có màu đỏ, tỉ lệ long cùi cao, ruột đỏ thẫm, cho năng suất cao.

Giống gấc nếp, gấc diễn: trọng lượng quả trung bình từ 1,5 – 2 kg khi chín chuyển sang màu đỏ cam, bổ trái ra cùi vỏ trong vàng tươi, lớp long màu đỏ tươi.

*Trồng bằng hom: Chọn những đoạn dây bánh tẻ sạch sâu bệnh, cách gốc 2m từ những cây tốt (Cây sinh trưởng mạnh, quả to, sai quả, chất lượng cùi tốt, năng suất cao) làm hom giống. Cắt thành các đoạn ngắn dài từ 25 – 35 cm có từ 2 –3 đốt trở lên. Bôi vôi hai đầu hoặc nhúng phần gốc vào trong dung dịch thuốc giâm cành, sau đó giâm vào trong cát, đất ẩm. Che mát và giữ ẩm cho hom ra rễ bật mầm, sau đó cho vào bầu và đặt nơi có bóng mát hoặc có mái che. Thường xuyên giữ đủ ẩm, tránh khô hạn. Khi cây trong bầu cao 15-20cm, rễ phát triển mạnh có thể mang trồng.


Thời vụ trồng

- Đối với miền Bắc: Nên trồng gấc vào tháng 2 đến tháng 3 dương lịch.

- Đối với miền Nam: Do đặc điểm cây trồng ưa nước, nên thời vụ thích hợp nhất trồng gấc là vào đầu mùa mưa.


Làm đất, đào hố, bón lót

Khoảng cánh các hố trồng 5 x 3- 4 m, kích thước hố (50 x 50 x 50cm).                              

Trộn 15 – 20 kg phân chuồng mục, 1-1,5 kg NPK (5-10-3) với đất bột mịn cho vào một hố. 

Đất thấp phải đắp ụ để trồng, không để cây bị ngập gốc trong quá trình sinh trưởng và phát triển. 

Vôi bột cần phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân hữu cơ. Mỗi hố trồng 1 cây từ hom giống và 1 cây từ hạt gieo để sau này làm gốc ghép.


Mật độ, khoảng cách

Khoảng cách trồng: 5 m x 3-4 m, mật độ 700 cây /ha.


Trồng cây

Khi đã xử lý hố đất trồng 5– 7 ngày thì tiến hành trồng cây con. Cuốc 2 lổ nhỏ ngay giữa hố để đặt cây gấc giống, khoảng cách giữa 2 lỗ trong cùng 1 hố tối thiểu là 35cm. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức.


Làm giàn

Thiết kế giàn: Giàn có thể dựng bằng các cây tạp, tre nứa hoặc cột bêtông. Bên trên gác các cành tre hoặc đan bằng dây thép hoặc dùng dây cước một sợi (đường kính dây khoảng 2mm) đan thành lưới (kích thước mắt lưới: 40cm x 40cm), sau đó căng lên giàn. Giàn bằng lưới cước chi phí thấp và có thể giữ được từ 3-5 năm. Cách làm này đang được triển khai rộng rãi ở các tỉnh hiện nay cho hiệu quả kinh tế cao. Chiều cao của mặt giàn so với mặt đất bình quân là 2m, phải đảm bảo giàn không bi chùng khi cây bò lên hoặc khi gấc ra quả.


Chăm sóc

Làm cỏ

Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc 25-30cm để kích thích rễ phát triển. Làm cỏ kết hợp với các đợt bón thúc, đảm bảo vườn sạch cỏ dại, thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và cạnh tranh dinh dưỡng. Kết hợp làm cỏ với vun gốc.

Tỉa cành, tạo tán

Sau trồng 15 -30 ngày, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, leo lên giàn. Cần theo dõi, bắt ngọn leo lên giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn. Trong quá trình theo dõi, nếu thấy dây gấc nào vươn dài, nhỏ, yếu, bị sâu ăn lá thì tiến hành cắt bỏ để nhường dinh dưỡng nuôi dây khác. Trong điều kiện thời tiết bình thường, sau khi hái quả gần xong, vào khoảng cuối tháng 2 dương lịch ở Miền Bắc, cây gấc đã rụng lá gần hết, dùng dao hay kéo cắt cành để chặt hoặc cắt dây gấc đi, chừa một đoạn gốc dài 40-60cm trên mặt đất. Sau đó đào hố hình vành khăn, rộng 20 cm sâu 10 cm cách gốc 25-30 cm, bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cắt dây 1 lần; sau 3-4 năm, gốc gấc rất to sẽ cho nhiều quả nếu chăm sóc tốt. Khu vực Tây Nguyên, Miền Nam: Do đặc điểm khí hậu, các yếu tố chất đất tạo nên, Gấc có quả quanh năm. Để có năng suất cao và quả to, trong quá trình chăm bón chọn những dây Gấc không có hoa, nhỏ, sợi dài cắt tỉa hoặc dây Gấc quả quá nhỏ, ít quả cắt tỉa để Gấc ra dây mới, có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và cho năng suất cao hơn.

Tưới nước

Sau khi trồng phải luôn giữ ẩm để cây mau bén rễ. Cây gấc có nhu cầu nước khá cao nên trong giai đoạn mới trồng, lúc cây ra hoa và tạo quả cần phải tưới đủ ẩm cho đất tuy nhiên không được để cây bị ngấm nước lâu sẽ gây thối rễ. Thời kì gấc ra hoa tạo quả nếu thiếu nước sẽ khiến cho hoa dễ bị rụng và quả sẽ bị héo và giảm năng suất.

Bón thúc

- Giai đoạn KTCB

Khi cây gấc bắt đầu leo lên giàn (khoảng tuần thứ 5- tuần thứ 7 kể từ ngày trồng) tiến hành bón phân NPK (16-16-8) 0,3-0,5 kg/hố.                                                                                            Cách bón: đào rãnh rộng 10cm sâu 10cm, hình vành khăn cách gốc 25 – 30cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi.

- Giai đoạn kinh doanh

Khi cây gấc bắt đầu ra hoa, kết quả (sau trồng khoảng tháng thứ 3, thứ 4) bón tiếp 1-1,5 kg NPK 16.16.8 hoặc 0,5 -1 kg Đầu trâu 13.13.13 + TE ( bón làm 3-4 lần vào các đợt ra quả).

Thụ phấn, chọn quả

Hoa gấc giống như hoa họ bầu bí, việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng. Vì vậy để tăng khả năng đậu quả thì cũng cần phải thụ phấn nhân tạo bằng cách dùng hoa đực úp lên đầu nhụy của hoa cái khi hoa nở. Tuy nhiên chỉ nên thụ phấn từ hoa cái thứ 2 trở đi, hoa cái đầu ngắt bỏ. Khi quả to, đường kính đạt 3 – 4cm tiến hành chọn quả. Lựa chọn những quả tròn cân đối, các gai phân bố đều, tươi không bị sâu bệnh thì để lại, những quả xấu cần loại bỏ sớm để cây tập chung dinh dưỡng nuôi các quả tốt. Chú ý tưới đủ nước cho cây, giai đoạn này cần giữ độ ẩm cho đất 70-80%.


Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại: 

* Bọ dừa (Mùa khô)

Phòng trừ:

- Dùng vợt xua đuổi để bắt bọ trưởng thành.                                                                         

- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc.                                                                                                                             

- Phun các loại thuốc như Tata 25WG, Lorsban 30EC đều trên lá

* Rầy mềm (Quanh năm) 

Phun trừ bằng thuốc Vicidi-M 50ND 20-30ml/bình 8 lít.

* Nhện đỏ (Mùa nắng)

- Đảm bảo vườn cây thông thoáng để hạn chế nhện phát triển và lây lan;
- Tưới nước nhiều, đủ ẩm trong mùa khô, hạn chế nhện phát triển;
- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉa bỏ lá già, vệ sinh vườn cây để hạn chế nhện lây lan;
- Sử dụng biện pháp tưới phun để rửa trôi nhện

- Biện pháp hóa học: Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổi thuốc khi sử dụng, có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Alfamite 15EC hoặc SK Enpray 99EC.
Chú ý: Phun thuốc diệt nhện phải làm đồng loạt cho tất cả các cây có trong vườn, không ngoại trừ bất cứ cây nào, phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá, luân phiên các loại thuốc để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.

- Đảm bảo vườn cây thông thoáng để hạn chế nhện phát triển và lây lan;
- Tưới nước nhiều, đủ ẩm trong mùa khô, hạn chế nhện phát triển;
- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tỉa bỏ lá già, vệ sinh vườn cây để hạn chế nhện lây lan;
- Sử dụng biện pháp tưới phun để rửa trôi nhện

- Biện pháp hóa học: Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, vì vậy khi sử dụng cần luân phiên, thay đổi thuốc khi sử dụng, có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ: Alfamite 15EC hoặc SK Enpray 99EC.
Chú ý: Phun thuốc diệt nhện phải làm đồng loạt cho tất cả các cây có trong vườn, không ngoại trừ bất cứ cây nào, phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá, luân phiên các loại thuốc để đạt hiệu quả phòng trị cao nhất.

* Ruồi hại quả (Khi có quả)

Phòng trừ:  bằng cách dùng bẫy Pheromone, vệ sinh đốt bỏ các quả gấc thối rụng, phun các loại thuốc có tác dụng xua đuổi.

* Sâu xanh (Quanh năm)

Phòng trừ: Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát: Olong 55WP, Biocin 16WP, Vertimex, Sherzol, BT, thời gian cách ly 7-10 ngày

Bệnh hại: 

* Sương mai

Phòng trừ:  bằng cách phun thuốc VibenC hoặc Viroral 50BTN lên lá.

* Bệnh thán thư

Phòng trừ: bằng cách phun thuốc VibenC hoặc Viroral 50BTN lên lá.

* Bệnh khảm lá

Phòng trừ bằng cách nhổ bỏ, phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm là trung gian truyền bệnh.

*Tuyến trùng

Phòng trừ bằng cách rải một hố 30gram Vifuran 10H hoặc 20gram Vimoca 10G khi gieo hạt hoặc trồng cây con.

 

 


Thu hoạch

Từ T9 đến T2 năm sau

Tuy nhiên một thực tế là năm nào mưa ít thì gấc chín sớm còn năm nào mưa nhiều thì chín muộn. Gấc là loại quả chín không đồng đều, thường chín theo đợt, vì vậy để đảm bảo yêu cầu chất lượng chỉ thu hái gấc khi quả đã chín (½ quả chuyển sang đỏ), màng bọc ngoài hạt dày và có nhiều chất béo. Quả không dập nát, thối hỏng, không chín ép. Khi hái nên chọn những ngày nắng, dùng dao sắt hoặc kéo cắt cuống quả, chừa một đoạn dài 8-10 cm. Quả được xếp vào trong sọt, một sọt nặng khoảng 10-15 kg để tiện vận chuyển. Dưới đáy sọt cứ một lớp quả lại để một lớp rơm rạ giữ cho quả gấc khỏi bị vỡ bẹp, nhất là khi vận chuyển đi xa.


Sơ chế, bảo quản

Trước khi sử dụng quả gấc cần được bảo quản nơi thoáng mát.


Test

Mô tả:

1

...
Xem thêm

Test

Mô tả:

1

...
Xem thêm