Rau dền Vietfarm
1. Đặc tính cây rau dền:
- Rau dền là loại rau phổ biến trong các bữa ăn của mọi gia đình. Nó có vị ngọt, tính mát, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, với hàm lượng chất sắt rất cao, đây là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt phổ biến nhất hiện nay với mọi gia đình Việt.
- Năng suất đạt 2 tấn /1.000 m2 tùy theo giống
- Thu nhập trung bình 15 triệu VNĐ /1.000 m2 / lứa
2. Giống:
Có nhiều giống khác nhau được trồng phổ biến trong sản xuất:
- Giống dền xanh
- Giống dền tía/đỏ
- Giống dền cơm
3. Thời vụ trồng:
* Bắc bộ: Gieo từ tháng 2 đến tháng 12.
* Nam Bộ: Vụ sớm: tháng 10-tháng 12; Vụ chính: tháng 1-tháng 2; Vụ muộn: tháng 12-tháng 4.
Ưu điểm:
Rau dền thường hay mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng làm mát gan, thanh nhiệt, loại rau này còn được biết đến như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
1. Tốt cho xương khớp
2. Tốt cho bệnh tiểu đường
3. Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng
4. Ngừa bệnh tim mạch
5. Cải thiện chứng thiếu máu
6. Cải thiện hệ tiêu hóa
Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM
Quy trình canh tác
Làm đất, bón lót (Trước khi trồng 5 ngày)
- Đất làm nhỏ, sạch cỏ dại
- Luống 1,2 m, mặt luống 1,0 m
- Xử lý đất bằng Tricodema
- Bón lót: 2kg phân hữu cơ /1 m2
- Lấp kín phân, san mặt luống
Trồng cây
- Trồng 2-4 hàng/luống, khoảng cách hàng x hàng 30 cm, cây x cây 15-20 cm hoặc gieo hạt thưa để nhổ cả cây khi thu hoạch
- Trồng/gieo xong tưới nước ngay.
Tưới hồi xanh, trồng dặm (Từ 1 đến 15 ngày sau trồng)
- Tưới nước 2 lần/ ngày (sáng và chiều).
- Trồng dặm những cây chết, cây yếu, không để mất khoảng
Làm cỏ, bón thúc (Từ 10 đến 30 ngày sau trồng)
* Làm cỏ, xới xáo kết hợp với bón thúc
► Lần 1: 7-10 ngày sau trồng.
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 2: 15-20 ngày sau trồng
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
Tưới đủ nước, đảm bảo 70% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng
Phòng trừ sâu bệnh
Các sâu bệnh hại chính cây cải bắp:
- Sâu khoang (Spodoptera liture): Gây hại chủ yếu giai đoạn cây non.
- Bệnh đốm trắng : Gây hại khi ẩm độ cao
Thực hiện phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM), bao gồm:
- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh, xen canh, xử lý đất, kiểm tra thường xuyên….
- Biện pháp kỹ thuật: Dùng giống chống chịu, quản lý nước tưới, phân bón.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch, chế phẩm sinh học
Thu hoạch (Từ 20 đến 30 ngày sau trồng)
- Khi dền khép tán, cây cao 15-20cm thì tiến hành thu hoạch, khối lượng cây khi thu hoạch phụ thuộc vào giống vào mùa vụ
- Thu hoạch đến đâu vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ ngay đến đó
- Loại bỏ lá vàng, rửa sạch rễ, bao gói sạch sẽ đưa đi tiêu thụ
- Khi vận chuyển: dùng thùng nhựa hoặc thùng giấy 3 lớp để đựng, chú ý không xếp quá nhiều lớp ảnh hưởng đến chất lượng.