CNC1
Xuất xứ Giống lạc đen (CNC1) do Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam lai tạo. Giống được triển khai khảo nghiệm từ vụ xuân 2013 đến nay cho năng suất cao, ổn định năng suất trung bình đạt 30,3 tạ/ha, chất lượng tốt.
Ưu điểm:
Tác dụng: Đậu nành đen được coi là thực phẩm dưỡng sinh giàu chất có ích với hàm lượng protein cao khoảng 42%, lipit là 18%, các thành phần sắt, canxi, Vitamin A, E, các loại dầu không no Omega-3,6, chất xơ cao gấp 1,3 – 1,5 lần đậu tương hạt vàng, và chứa nhiều chất Antoxian chống ung thư. Công dụng: bổ thận và lá lách, nuôi dưỡng âm, thúc đẩy tuần hoàn máu, lợi tiểu và đào thải các chất độc hại, ngăn ngừa ung thư đường ruột. Giàu Polyphenol, chống lão hóa, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh mãn kinh.
Cung ứng/địa điểm bán :
Cửa hàng 81 phố Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội
Quy trình canh tác
1. Thời vụ gieo các tỉnh Phía Bắc
Vụ xuân: 10/02 - 15/02, vụ thu, thu đông: 20/7 - 15/9.
- Trước khi gieo hạt, cần Phòng trừ bệnh hại chết cây con lúc xòe 2 lá thật: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm hữu cơ ANISAF 02 liều lượng 0,5%, thời gian ngâm 3 giờ, vớt ra, ngâm tiếp trong nước sạch ấm 7 giờ, đem ủ hạt, sau 2 ngày chọn hạt nảy mầm đem gieo.
3. Chăm sóc
- Xới lần 1 (phá váng): Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày).
- Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6 - 7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5 - 6 cm sát gốc, không vun gốc.
- Xới cỏ lần 3 kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7 - 10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất vào gốc lạc).
4. Phòng trừ sâu bệnh
*Phòng trừ bệnh hại chết cây con lúc xòe 2 lá thật: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ nấm ANISAF 02 liều lượng 0,5%.
* Phòng trừ bệnh lá
- Phòng trị các bệnh nấm như gỉ sắt, rụng lá, lở cổ rễ, héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng, hép xanh vi khuẩn: dùng thuốc ANISAF 02 nồng độ 1% khi thấy chớm xuất hiện bệnh, phun bắt buộc vào lúc lạc chớm hoa, sau kết thúc hoa.
* Phòng trừ sâu hại chủ yếu
Sâu hại chủ yếu trên lạc là sâu khoang, sâu xanh, rệp. Nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu nội hấp như ANISAF SH -01 để phòng trừ. Chú ý cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời khi sâu ở tuổi 1 và tuổi 2.
5. Thu hoạch và bảo quản
- Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80 - 85% số quả trên cây đối với làm thương phẩm.
2. Phân bón
Lượng bón/sào 360 m2:
- Vôi bột: 20 - 25 kg/sào (560 - 700 kg/ha).
- Phân hữu cơ bón lót: 3 - 4 tạ/sào (10 tấn/ha).
- Phân đậu tương, phân bã cá nhạt, phân hữu cơ bón thúc Quế Lâm: 30 kg/ sào (1 tấn/ha).
- Lân nung chảy: 25 kg/sào (700 kg/ha).
- Kaly mỏ: 3 - 4 kg/sào (120 kg/ha).
* Cách bón:
- Vôi bột trộn đều bón lót trước khi làm đất, rạch hàng, lượng phân đậu tương, bã cá và kali mỏ bón thúc vào lúc vun gốc.
- Toàn bộ phân hữu cơ + lân nung chảy được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng rạch sâu 10 - 15 cm ) lấp một lớp đất dày 2 - 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân.