Hồ tiêu
Ưu điểm:
Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM
Quy trình canh tác
Thiết kế vườn trồng
Quy hoạch vườn (trước khi trồng)
Vùng đất trồng tiêu cần được cày bừa và loại bỏ tất cả những rễ cây còn sót lại ở mùa thu hoạch trước, làm sạch cỏ và rải vôi bột trong khi bừa. Sử dụng 2- 3 tấn vôi/ha đất trồng.
Trồng cây phân xanh họ đậu để tăng lượng đạm cho đất, cải thiện đất trồng. Đối với vườn tiêu có quy mô lớn hoặc sử dụng trụ xây cần bố trí cây che bóng và chắn gió hợp lí.
Đối với loại trụ sống cần trồng trước cây tiêu từ 1- 2 năm. Cần có các biện pháp chống xói mòn cho đất dốc, thiết kế hàng cây bảo vệ theo đường đồng mức, tạo đủ che phủ cho đất nếu độ dốc quá lớn.
Cần thiết lập hệ thống thoát nước hợp lí.
Trồng cây chắn gió (trước khi trồng)
Trồng tiêu quy mô nhỏ, diện tích dưới 1 ha, chỉ cần trồng 1 hàng muồng đen (Cassia siamea) ở đầu lô chắn hướng gió chính.
Trồng tiêu quy mô lớn, có chiều dài lô tiêu theo hướng gió chính hơn 200 m cần trồng đai rừng.
Đai rừng được trồng đồng thời hoặc trồng trước khi trồng tiêu, gồm 1-2 hàng muồng đen cách nhau 2m, khoảng cách cây 2m, trồng nanh sấu, khoảng các giữa các đai rừng chính từ 200 – 300m. Đai rừng chính được bố trí thẳng góc hoặc có thể xiên 600 với hướng gió chính.
Trồng cây che bóng (Sau khi trồng)
Tiêu trồng với cây trụ sống đã có bóng mát. Cần chú ý rong tỉa định hình cây trụ sống và cây bóng mát trong các vườn trụ chết từ lúc mới trồng để cây trụ sống và cây bóng mát trong vườn tiêu có thân thẳng đứng cao 4-5m mà không phân cành ngang.
* Chú ý: Đối với những vườn tiêu kinh doanh trồng trên trụ chết cần trồng bổ sung cây che bóng. (Cây keo dậu, cây muồng cườm trồng với mật độ 100 – 120 cây/ha, cây muồng đen 80 – 100 cây/ha).
Cây giống
- Chọn giống: chọn những bụi tiêu không bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh, dưới 18 tháng tuổi để làm giống.
- Nhân giống: chủ yếu là giâm hom, lấy từ thân chính, cành vượt hoặc dây lươn.
Cắt mỗi hom từ 4 – 5 đốt (khi thiếu thì cắt từ 2 – 3 đốt). Loại 4 –5 đốt có thể đem trồng thẳng (không ươm).
Hom giống sau khi cắt xong, loại bỏ bớt cành lá, nhúng phần gốc hom vào dung dịch kích thích ra rễ và dung dịch nước thuốc Aliette (hoặc Matalaxyl) 30/00, sau đó đem giâm ngay, khi ra rễ mới chuyển vào túi bầu.
Túi bầu bằng nylon, có kích thướt 15 x 25 cm, đã đục lổ, chứa 1,5 kg đất mặt + 0,5 kg phân chuồng hoai + 5g Super lân. Chọc lổ, đặt hom, 2 mắt nằm trong đất ấn chặt lại. Làm giàn che nắng và gió, tưới nước chăm sóc. Sau mỗi tháng dở bớt dàn che, cuối cùng để cho 60 – 70% ánh sáng lọt qua. Khi nhánh tiêu mọc dài 40 - 50 cm, có 5 – 7 lá thật thì đem trồng.
* Tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn
– Cây được ươm từ 4–5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5–6 lá trở lên.
– Cây không bị sâu bệnh và được huấn luyện với ánh sáng 70–80% từ 15–20 ngày trước khi trồng.
Thời vụ trồng
Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa (Tháng 4 – tháng 6)
Làm đất, đào hố, bón lót
Trước khi trồng 1 tháng
Trước khi trồng 1 tháng, cày bừa đất và phơi nắng. Trước khi trồng từ 2-3 tuần, đào rãnh quanh nọc tiêu, cách mép nọc tiêu từ 10-15 cm, sâu 40-50 cm, rộng 40 -50 cm rồi bón lót phân chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg Super lân trộn đề ủ với đất mặt.
Mật độ, khoảng cách
Đối với trụ đúc bê tông: cạnh đáy trụ từ 12-15 cm, cạnh đỉnh trụ là 10 cm, chiều dài trụ khoảng từ 4 m trở lên, trồng dây tiêu với khoảng cách (2 x 2) m hoặc (2 x 2,5) m.
Đối với trụ gạch xây, tùy vào hình dạng đáy trụ thì mật độ cũng thay đổi theo. Đối với trụ đáy vuông thường trồng với khoảng cách là (2,5 x 2,5) m - mật độ 1600 trụ/ha. Đối với trụ có đáy tròn trồng với khoảng cách (3 x 3) m - mật độ 1110 trụ/ha.
Đối với trụ sống, tùy thuộc vào sự phát triển của giống, của tán và khả năng sinh trưởng của trụ để thay đổi khoảng cách trồng.
Các trụ giống keo dậu, anh đào hay lồng mức, trồng ở khoảng cách (2,5 x 2,5) m - mật độ 1600 trụ/ha. Đối với trụ muồng đen trồng với khoảng cách (3 x 3)m - mật độ 1100 trụ/ha
Trồng cây
Khi trồng, đặt bầu tiêu cách nọc từ 15-20 cm, nghiêng 1 góc 45-600, hướng ngọn tiêu về gốc nọc, nọc cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén chặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây. Nọc có đường kính nhỏ (< 20>
Làm giàn (trụ tiêu)
Trước khi trồng. Trụ sống trồng trước 1 năm
Tiêu có thể leo lên nọc cây sống hoặc nọc chết như gỗ, nọc gạch, nọc bê tông.
- Nọc cây sống: các loại cây lâu năm tiêu đều leo bám được. Tuy nhiên, cần chọn những loại cây lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít rễ ngang, ít tàn lá, dễ nhân giống, không thay vỏ như cây vong nem, cây lồng mức, cây anh đào giả, cây keo dậu,…
- Nọc chết: nọc cây gỗ, có đường kính từ 8 cm trở lên, cao 3-5 m. Hiện nay, vì cạn kiệt, người ta đúc nọc bằng bê tông cốt thép và dùng gạch để xây nọc.
Có thể trồng xen 1 hàng nọc sống 1 hàng nọc chết để giảm bớt chi phí và điều hòa ánh sáng..
Chăm sóc
Làm cỏ (2-3 lần vào đầu và giữa mùa mưa)
Làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.
Đôn tiêu, xén tỉa, tạo tán (Sau trồng 1 năm)
Tiêu trồng bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại 3-4 dây khoẻ trên một gốc dây lươn. Sau 12-15 tháng, các dây tiêu đạt 1,5-2 m, bắt đầu cho cành mang quả, khi phần lớn các dây trên trụ cho cành mang quả cần tiến hành đôn tiêu: Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 7-10cm, cách trụ 15-20cm, chọn 3-4 dây tiêu khoẻ, cắt hết lá dưới cành mang quả đầu tiên 30-40cm, khoanh tròn trong rãnh sao cho cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30-40cm, lấp một lớp đất mỏng 5-7cm, tưới nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm 3-5cm đất trộn phân hữu cơ.
Nếu trồng bằng dây thân có thể thay biện pháp đôn tiêu bằng cách cắt các dây tiêu ba lần, lần thứ nhất vào tháng thứ 5-6, lần thứ hai vào tháng thứ 13-14 và lần thứ ba vào tháng thứ 21-22 sau khi trồng
Sau khi tiêu lên cao, dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây trụ. Tiêu leo lên cao 60-80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây. Trong các năm 1-2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh.
Tưới nước (Thường xuyên)
Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa khô hạn. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch. Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng.
Bón thúc
- Giai đoạn KTCB (2 lần/năm vào đầu mùa mưa (T4 - T5) và cuối mùa mưa (T9-T10)):
Từ 1 năm đến 3 năm bón phân (tính cho 01 trụ)
Loại phân |
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
Urê (g) Super lân (g). KCl (g) Vôi bột (g) Phân hữu cơ (kg) |
100–150 400–500 100 500 15–20 |
200–250 400–500 150–200 15–20 |
300–400 500 250–300 15–30 |
Cách bón:
+ Lót (đầu mùa mưa): toàn bộ phân chuồng + vôi + 1/3 (urê + lân + kali).
+ Giữa mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali).
+ Cuối mùa mưa: 1/3 (urê + lân + kali).
- Giai đoạn KD (Bón tại các thời điểm: Sau thu hoạch Trước ra hoa Tượng hạt Nuôi quả)
Từ năm thứ 4 trở đi, cây tiêu đã cho thu hoạch, nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu khá cao. Phân bón cho một nọc (kg) như sau:
Loại phân |
Phân đầu trâu |
||||
Urê |
Super lân |
KCl |
Vôi |
Phân HC |
|
0,2-0,25 |
0,3-0,35 |
0,05-0,1 |
0,5 |
15-30 |
0,5-0,6 |
0,05-0,1 |
0,3-0,35 |
0,05-0,1 |
0,3-0,4 |
||
0,15-0,2 |
0,15 |
0,15 |
0,4-0,5 |
||
0,15-0,2 |
0,15 |
0,15 |
0,4-0,5 |
Cách bón: Đào rãnh quanh trụ, cách trụ 0,5–0,6 m, rộng 20–30 cm, sâu 10-15 cm, rải phân đều vào rãnh rồi lấp đất lại.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại
* Rệp muội, rệp bông, rệp sáp (Quanh năm)
- Nếu ít, bắt diệt bằng tay.
- Dùng các loại thuốc trừ sâu thông thường đối với các loại rệp muội.
- Đối với rệp sáp: dùng các loại thuốc đặc trị.
* Tuyến trùng hại rễ (Quanh năm)
- Dùng giống kháng.
- Tăng cường bón phân hữu cơ có thể làm giảm đáng kể mật độ tuyến trùng.
- Trồng cây vạn thọ, và dùng thân xác cây vạn thọ bón vào gốc tiêu.
- Các loại thuốc đặc trị (Mocap 10G, Vinoca 20ND, Sincosin 0,56 SL, Marshall 5G).
Bệnh hại
Mạng trắng
- Chọn hom giống tốt, không bị bệnh.
- Xử lý hom giống bằng dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,2 -0,3%
- Phun thuốc Topsin M, Aliette 80WP Aliette 80WP
Thán thư
- Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ những cành sát gốc, cành lươn, cành bị che khuất.
- Bón phân đầy đủ, cân đối.
- Dùng các loại thuốc: Topsin M, Benlate C
Khô vằn
Làm thông thoáng vườn tiêu trong mùa mưa.
- Diệt các cây tiêu có bệnh để trừ nguồn bệnh.
- Dùng thuốc Anvil hay Validacin.
Vàng lá virus
- Diệt rầy, rệp các loại.
- Không dùng tiêu bị bệnh để nhân giống.
- Nhổ bỏ, gom đốt các cây tiêu bị bệnh nặng.
- Dụng cụ cắt tỉa cành khử trùng bằng cồn 900 trước khi cắt nọc tiêu khác.
Héo chết nhanh
Chống úng một cách triệt để, nhanh chóng và kịp thời.
- Trị tuyến trùng và rệp sáp hại ở vùng rễ tiêu.
- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục; bón đúng, đủ, cân đối các loại phân hóa học để cây có đủ dưỡng chất.
- Vệ sinh thông thoáng vườn tiêu, cắt bỏ các cành nhánh, cách gốc 40 cm.
- Không xới xáo trong vùng rễ vào mùa mưa.
- Định kỳ dùng các loại thuốc gốc đồng quét và tưới gốc.
- Dùng Aliette 80WP, Mexyl MZ 80WP phun đẫm lên cây với 2 – 3 lần trong mùa mưa. .
- Khi trong vườn có những dây bị chết, cần nhổ bỏ, tiêu huỷ, rắc vôi bột, phun thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,3%.
- Các nọc tiêu còn lại cần tưới dung dịch gốc đồng các loại và phun đẫm dung dịch Aliette 80WP nồng độ 0,3% hay Metalaxyl nồng độ 0,2%, cứ 10 – 15 ngày/lần cho đến khi thấy diễn tiến của bệnh ngưng hẳn.
Thu hoạch. Sơ chế
Tháng 1-3 ở Đông Nam bộ và Phú Quốc, Tháng 2-4 ở Tây Nguyên, Tháng 3-5 ở Nam Trung Bộ Tháng 5-7 ở Bắc Trung bộ.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất để làm tiêu đen khi chùm tiêu có trên 5% quả chín có màu vàng hoặc đỏ và để làm tiêu trắng khi trên 20% quả chín. Khi thu hái xong có thể phơi ngay để làm tiêu đen hoặc ủ 1-2 ngày trong mát cho tiêu tiếp tục chín để làm tiêu sọ, thường xuyên trộn đều trong quá trình ủ để quả chín đều, tách hạt ra khỏi chùm quả sau khi phơi ½ -1 nắng.
Dùng máy tuốt hạt để tách hạt tiêu ra khỏi chùm quả, lượng tiêu thu hoạch ít hoặc không có máy có thể tách hạt thủ công. Trong quá trình tách hạt tránh làm các hạt tiêu bị xây xát vỏ và vỡ, gié và cuống hạt phải được tách riêng khỏi hạt.
Bảo quản
Sau khi sơ chế, chế biến
Hạt tiêu đưa vào bảo quản phải khô, đạt độ ẩm 12-13% và sạch tạp chất. Bảo quản tiêu bằng bao hai lớp, lớp trong là bao ni-lông (PE) để chống ẩm mốc, lớp ngoài là bao PP hoặc bao bố. Bao dùng đựng tiêu phải là bao mới hoàn toàn. Tiêu được đưa vào chất trên kệ hoặc pa-lét trong kho khô ráo và thông thoáng.
Kho bảo quản tiêu không được chứa hóa chất, phân bón và các sản phẩm khác, cách ly với gia súc, chuột bọ và sâu bệnh.
Thường xuyên kiểm tra kho để phát hiện và xử lý các biểu hiện không bình thường.