Dưa chuột Vietfarm
1. Đặc tính cây Dưa chuột:
Dưa chuột là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loại rau ăn quả thương mại quan trọng.
Năng suất đạt 4 - 6 tấn /1.000 m2 tùy theo giống và công nghệ trồng
Hiệu quả kinh tế cao, ngắn ngày.
2. Giống:
Trong sản xuất, các giống dưa chuột được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm quả phục vụ chế biến: Dạng quả ngắn 3-4 cm, đường kính 1-1,5 cm, dạng quả dài >20cm, đường kính >3cm chủ yếu dùng cho chế biến.
- Nhóm quả phục vụ ăn tươi: Dạng quả dài trung bình: dài 18-20 cm, đường kính 3,5-4,5 cm, chủ yếu dùng cho ăn tươi
3. Thời vụ trồng:
* Bắc bộ: Vụ sớm: tháng 7-tháng 10; Vụ chính: tháng 8-tháng 12; Vụ muộn: tháng 11- tháng 2
* Nam Bộ: Vụ sớm: tháng 10-tháng 12; Vụ chính: tháng 1-tháng 2; Vụ muộn: tháng 12-tháng 4.
Ưu điểm:
Lợi ích của dưa leo:
1. Dưa leo - nước giải khát tuyệt vời
2. Dưa leo giúp bổ sung vitamin và khoáng chất
3. Dưa leo làm giảm huyết áp
4. Dưa leo ngăn cảm giác thèm ăn
5. Dưa leo làm nhẹ dịu làn da
6. Dưa leo giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp
7. Giải độc cơ thể với dưa leo
8. Dưa leo gíup tăng cường sức khỏe xương
9. Dưa leo bảo vệ não bộ
Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM
Quy trình canh tác
Gieo vườn ươm (Trước khi trồng 15 ngày)
1.1.
- Khay gieo kích thước 54 cm x D2828 cm, cao 5 cm, có 50 hốc,
- Trộn hỗn hợp giá thể đóng khay:(theo tỉ lệ thể tích)
1 đất phù sa + 1 mùn hữu cơ + 1 phân hữu cơ
- Cho giá thể đầy hốc, gạt phẳng
1.2. Gieo hạt trong khay bầu.
- Gieo mỗi hốc 1 hạt.
- Lượng giống trồng 1.000 m2: 40 g
- Phủ rơm, lưới cắt nắng kín khay, tưới nước
1.3. Chăm sóc.
- Tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều). Tưới đủ ẩm, không thừa nước
- Trước khi trồng 5 ngày hãm nước để rèn luyện bộ rễ.
- Không trồng cây non quá, già quá ảnh hưởng đến năng suất.
Làm đất, bón lót (Trước khi trồng 5 ngày)
Đất làm nhỏ, sạch cỏ dại. Xử lý bằng Tricodema
Luống 1,4 m, mặt luống 1,0 m
Rạch 2 hàng dọc / luống, khoảng cách 70 cm.
Bón lót: 2,5 kg phân hữu cơ /1 m2
Lấp kín phân, san mặt luống
Trồng cây (Từ 15 ngày sau gieo)
Cây con 1-2 lá thật, cao 5-8 cm, khỏe mạnh, không sâu bệnh.
Trồng 2 hàng/luống, khoảng cách cây 30 x 60cm
Tưới đẫm nước
Tưới hồi xanh, trồng dặm (Từ 1 đến 15 ngày sau trồng)
* Tưới nước 2 lần/ ngày (sáng và chiều).
* Trồng dặm những cây chết, cây yếu, không để mất khoảng
Làm cỏ, bón thúc (Từ 10 đến 40 ngày sau trồng)
* Làm cỏ, xới xáo kết hợp với bón thúc
► Lần 1: 10 ngày sau trồng.
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 2: 20 ngày sau trồng
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 3: 40 ngày sau trồng
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
* Tưới đủ nước, đảm bảo 70% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng
Làm giàn, cuốn dây leo, tưới nước Từ 16 đến 40 ngày sau trồng
* Cắm giàn chữ A hoặc dùng dây mềm treo ngọn dưa lên giàn, làm thường xuyên đến khi cây cao 2 m
* Tưới nước: Duy trì đủ ẩm 70% độ ẩm đồng ruộng cho cây sinh trưởng tốt
Phòng trừ sâu bệnh
Các đối tượng sâu bệnh gây hại
* Sâu xám (Agrotis ipsilon)
* Sâu vẽ bùa (Liriomyza trifoli)
* Ruồi đục lá, quả (Helicoverpa armigera):
* Rệp (Aphids); Bọ trĩ (Thrips); Bọ dưa (Aulacophora similis)
* Bệnh sương mai (Phytophthora infestans)
* Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum).
* Bệnh khảm lá: (cucumber mosaic viruc-CMV)
* Giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis)
Thu hoạch (Từ 40 đến 80 ngày sau trồng)
- Khi quả được thụ phấn 5-7 ngày tuỳ theo giống là có thể thu hoạch.
- Thu hái nhẹ nhàng để tránh đứt dây.
- Loại bỏ các quả sâu, bệnh, dị dạng, bao gói sạch sẽ đưa đi tiêu thụ
- Khi vận chuyển: dùng thùng nhựa hoặc thùng giấy 3 lớp để đựng.