Quy trình & sâu bệnh

Chè xanh

Đặc điểm :
Chè xanh (trà xanh) là thức uống được ưa chuộng tại Việt Nam. Uống chè xanh mỗi ngày với lượng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, phòng chống một số loại bệnh và làm đẹp. Chè xanh cũng giúp con người có một tinh thần sảng khoái, cải thiện sức khỏe. Chè xanh có nhiều loại bởi các vùng nguyên liệu có thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau.


Ưu điểm:

Các nhà khoa học đã chứng minh, trong trà xanh có chứa các dược chất tốt cho sức khỏe. Tác dụng của các dược chất với từng bệnh cụ thể như sau:

- Chất catechin: Tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng.

- Chất cafein: Có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu.

- Vitamin C: Tăng sức đề kháng, chống cúm.

- Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat của cơ thể.

- Chất flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch.

- Chất chống oxi hóa mạnh: Bảo vệ các tế bào da. Nước chè tươi đặc còn có chất diệt khuẩn, sát trùng mạnh nên dùng để rửa mặt, trị mụn hiệu quả.

- Chất polysaccarides làm giảm đường máu, điều hòa huyết áp ở mức ổn định.

- Chất flouride chống sâu răng, bảo vệ răng miệng, viêm lợi.

Bên cạnh đó, hợp chất trong trà có hiệu quả tăng cường độ đàn hồi của cơ tim, giảm lượng mỡ trung tính và cholesterol trong máu. Trà xanh cũng có lợi cho việc tăng cường khả năng tình dục. Trong trà có chứa 20 – 30% hợp chất có thể ức chế và giết khuẩn, ngăn ngừa cơ quan sinh dục bị viêm. Hương vị trà có tác dụng hưng phấn thần kinh, chống mệt mỏi.


Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM


Quy trình canh tác

Thiết kế vườn trồng

Quy hoạch vườn (Trước khi trồng) 

Gồm đồi chè, khu chè, lô chè, hàng chè.                                                                                                          

- Khu chè: Gồm nhiều đồi nằm gần nhau nhằm mục đích quản lý, thu hoạch. Qui mô 10-25 ha.               

- Đồi chè (nương chè) gồm một đồi độc lập, hoặc 1 phần khác liên hoàn với một quả đồi, diện tích khoảng vài ha. 

- Lô chè: Gồm nhiều hàng chè diện tích vài nghìn m2, chia lô chè dựa vào yêu cầu đi lại, chăm sóc, hái chè....

- Hàng chè: Gồm nhiều cây chè trồng liền nhau theo thiết kế, đường thẳng hay đường vành nón tuỳ độ dốc của đồi chè.

+ Dưới 5-60 hàng chè thẳng, các hàng xép (cụt) đưa ra rìa lô. 

 + Từ 6-150 hàng chè trồng theo đường bình độ (vành nón), các hàng xép xen kẽ đều.

+ Từ 15- 250 hàng trồng bậc thang hẹp 1 hàng theo đường bình độ, hàng xép để xen kẽ đều.       

Hàng x hàng 1,25-1,5 m tuỳ theo giống và độ dốc đồi chè, cây x cây 0,35-0,50 m.


Cây giống

Cây giống chè giâm cành trong bầu với các tiêu chuẩn cơ bản: Cây sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh, tuổi vườn ươm từ 8 – 10 tháng.

Mầm cây cao từ 20cm trở lên, có 6 – 8 lá thật, đường kính mầm sát gốc từ 4 - 5 mm trở lên, vỏ phía gốc màu đỏ nâu, phía ngọn xanh thẫm. Lá chè to, dày, xanh đậm, bóng láng, không có nụ hoa.


Thời vụ trồng

Giâm cành:  - Phía Bắc: T1-2 và T7-8;  

                     - Phía Nam: T2-3 và T5-7. 

Trồng bầu cây:  - Phía Bắc T1-3 và T8-9;    

                          - Phía Nam T2-4 và T6-7


Làm đất, đào hố, bón lót

Làm đất, đào hố, bón lót ( 1 tháng trước khi trồng)

Phát sạch cây dại, lau lách, làm sạch cỏ, đánh gốc, san lấp hố cục bộ. Cày bằng máy với độ sâu 30-40cm rồi tiến hành chia lô.

Cày vùi phân xanh trước trồng ít nhất 1 tháng.
Bổ hố hoặc cày rạch sâu 20–25 cm theo hàng đã được đào để trồng bầu cây.

Bón lót: phân hữu cơ 20–30 tấn+100-150 kg P2O5/ha, trộn phân vào đất trồng.


Mật độ, khoảng cách

Mật độ trồng chè dao động trong khoảng 6.000-15.000 cây/ha.

Ở phía Nam, mật độ thích hợp: 6.600-8.300 cây/ha (hàng x hàng 1,5m, cây x cây 0,8-1,0m).                                                               

- Nơi dốc < 150>

- Nơi dốc > 150: Hàng x hàng 1,2 – 1,3m, cây x cây 0,3- 0,4m.


Trồng cây

Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. 

Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1- 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính.

Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồng dày 8-10 cm, rộng 20-30 cm mỗi bên.


Chăm sóc

Làm cỏ (2 lần/ năm vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9)

Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to.

Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Đốn cành, tạo hình

(Mỗi năm có thể đốn từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1.          

Nơi thường bị sương muối đốn muộn hơn, đốn sau đợt sương muối nặng.)

* Đốn tạo hình: 

- Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12-15 cm, đốn cành cách mặt đất 30-35 cm. 

- Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30-35 cm, cành tán cách mặt đất 40-45 cm. 

* Đốn phớt: Hai năm đầu mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3 cm, khi vết đốn dưới cùng cao 70cm so với mặt đất thì hàng năm chỉ đốn cao thêm 1cm so với vết đốn cũ. 

* Đốn lửng: Những đồi chè đã được đốn phớt nhiều năm, vết đốn cao quá 90cm so với mặt đất, nhiều cành tăm hương, u bướu, búp nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 -65cm; hoặc chè năng suất khá nhưng cây cao quá cũng đốn lửng cách mặt đất 70–75 cm.       * Đốn đau: Những đồi chè được đốn lửng nhiều năm, cành nhiều mấu, cây sinh trưởng kém năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 – 45cm.  

* Đốn trẻ lại: Những nương chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm. 

- Đốn đau trước, đốn phớt sau. 

- Đốn tạo hình, chè con trước, chè trưởng thành sau.

Tưới nước (khi đất khô)

Tưới vào thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và vào thời gian có hạn kéo dài quá 15 ngày.

Áp dụng các phương pháp tưới tùy theo điều kiện cụ thể (tưới phun, tưới vòi, tưới rãnh…)

Bón thúc

- Giai đoạn KTCB (1 lần/năm): Cuốc lật toàn bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20-25 cm, rộng 25- 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha.

- Giai đoạn kinh doanh (4 lần/năm): 

Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35 N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha. 

Lần 1: 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2) 

Lần 2: 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5) 

Lần 3: 25% NPK (Tháng 7) 

Lần 4: 15% NPK (Tháng 9).

 

 


Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh

- Biện pháp canh tác: Cày bừa diệt cỏ, vệ sinh nương đồi, lấp đất diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái chạy non để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh.

- Biện pháp sinh học sinh thái: Trồng cây bóng mát thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè. Hạn chế đến mức thấp nhất thuốc hoá học để đảm bảo duy trì tập đoàn thiên địch có ích, cân bằng sinh thái nương chè. 

- Biện pháp hoá học: Không phun thuốc định kỳ. Phun theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi chè mới bị bệnh. Dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10–15 ngày mới được thu hái chè.

Sâu hại: Rầy xanh, Nhện đỏ nâu, Bọ xít muỗi, Sâu cuốn lá chè

Sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc

Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm Beauveria bassiana để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi,… chế phẩm Bt để trừ các sâu miệng nhai (sâu cuốn lá chè, bọ nẹt chè, sâu chùm,…) hoặc Bitadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy xanh, chế phẩm thảo mộc và có nguồn gốc sinh học (như Sukopi, SH01, xanh green, Sông Lam 333, Deris, Rotox,…) và dầu khoáng BVTV để trừ dịch hại chính trên cây chè, chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma spp để trừ một số vi sinh vật ở trong đất gây bệnh cho cây chè.
Thu những cá thể sâu hại chè bị chết bệnh đem nghiền nát, hòa với nước lã sạch và phun lên những nơi có các loài sâu hại đó nhằm cung cấp nguồn vật gây bệnh của sâu hại.
Nghiên cứu áp dụng việc nuôi lượng lớn một số loài bắt mồi ăn thịt (bọ rùa, cánh cứng ngắn Oligota sp., nhện nhỏ Amblyseius sp.,…) và thả vào hệ sinh thái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện nhỏ

Bệnh hại: 

Bệnh phồng lá chè (Vào mùa xuân bệnh thường phát triển từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 5, mùa thu vào cuối tháng 9 đên cuối tháng 10)

Thiết kế vườn chè với mật độ cây hợp lý giúp vườn chè thông thoáng và hạn chế ẩm độ trong vườn. Nếu cây che bóng quá rợp có thể giảm bớt bóng rợp. Thường xuyên làm cỏ và vệ sinh vườn chè, không đốn tỉa quá sớm vì cành non rất dễ nhiễm bệnh. 

Bón phân cân đối, tránh sử dụng quá nhiều đạm, bón phân tùy theo tuổi chè và chất đất. Bón phân có hàm lượng kali cao, đạm thấp. 

Khi bệnh xuất hiện tiến hành tỉa các lá và búp chè bị bệnh, hạn chế sự lây lan. Đốt tất cả các tàn dư cây bệnh.

Sử dụng loại thuốc trừ bệnh phồng lá hiệu quả nhất là manage 5WP, sau đó có thể dùng thêm loại starsuper 20Wp, diboxylin 4SL, 8SL. Phun 2 lân cách nhau từ 7-10 ngày, phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất

Bệnh chấm xám hại chè (Ở các vùng trồng chè miền Bắc nước ta, bệnh chấm xám có thể xuất hiện, phát sinh gây hại quanh năm, nhưng bệnh hại chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.)

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như chăm sóc các lô chè cho tốt, làm sạch cỏ dại, bón phân đầy đủ cân đối, bón phân đạm, phân kali kết hợp với phân chuồng đã ủ hoai mục. Thu dọn sạch tàn dư lá bệnh sau khi đốn chè nhằm giảm bớt nguồn bệnh trên đồng ruộng, riêng đối với các vườn giâm cành, ươm cây con phải được che thông thoáng.

Trong trường hợp bệnh có xu thế phát triển mạnh thì cần thiết phải sử dụng thuốc hoá học để phun phòng trừ nhằm hạn chế sự xâm nhiễm, lan truyền của bệnh: có thể dùng một số loại thuốc hoá học như Tilt super 300ND 0,05-0,1%; Manage 5WP 0,15–0,2%, Trichoderma viride (Biobus 1.00WP); Cucuminoid 5% + Gingerol 0.5% (Stifano 5.5SL); Oligosaccharins (Tutola 2.0AS).


Thu hoạch

- Vụ xuân (tháng 3-4)

 - Vụ hè thu (tháng 5-10) 

- Vụ thu đông (tháng 11-12)

* Hái tạo hình chè KTCB: 

- Đối với chè tuổi 1: Từ tháng 10, hái bấm ngọn những cây chè cao 60 cm trở lên. 

- Đối với chè 2 tuổi: Hái đọt trên những cây to khoẻ và cách mặt đất 50 cm trở lên. 

* Hái tạo hình sau khi đốn: 

- Đối với chè đốn lần 1: Đợt hái đầu cách mặt đất 40–45 cm tạo thành mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc. Đợt 2 hái chừa 2 lá và lá cá.. 

- Đối với chè đốn lần 2: Đợt hái đầu cao hơn đốn lần 1 từ 25-30 cm, các đợt hái sau chừa bình thường như ở chè đốn lần 1. 

* Hái chè kinh doanh: 

- Hái đọt và 2-3 lá non (Xác định theo tiêu chuẩn TCVN 1053 -71-1054-71).

* Hái chè trên nương đốn trẻ lại, đốn đau thì tiến hành như đối với chè kiến thiết cơ bản. 


Bảo quản

Chè búp tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất và đưa đến nơi chế biến không quá 10 tiếng.


Rầy xanh

Mô tả:

Tên khoa học: Empoasca flavescens

- Cả rầy non và rầy trưởng thành tập trung ở phần búp lá non hút nhựa dọc gân lá khiến lá biến dạng cong queo, trên có các đốm nhỏ vàng. Ít nghiêm trọng hơn thì lá chè có màu tía. Nếu nặng lá ngắn hơn và khô nhất là trong điều kiện nắng  nóng lá bị khô từ đầu đến tận nách lá. Thiệt hại do rầy không chỉ bởi hút hết nhựa cây mà còn gây tổn thương tế bào khiến cây chậm lớn, còi cọc, giảm năng suất và chất lượng chè.

- Rầy xanh là loại côn trùng gây hại lớn cho chè ở nước ta. Với chè mới trồng, đặc biệt chè dưới 4 – 5 tháng tuổi rầy xanh có thể gây khô búp, cây sinh trưởng chậm, còi cọc thậm chí có thể làm chết cây. Với cây chè lớn hơn (thời kỳ định hình tạo tán) ít thiệt hại hơn.

...
Xem thêm

Bọ xít muỗi

Mô tả:

- Trưởng thành và  ấu trùng của bọ xít muỗi gây hại do hút nhựa cây ở những phần non (búp, lá và cành non): vết chích của bọ xít muỗi làm thành các vết sậm màu sau đó chuyển màu đen. Trưởng thành gây nên vết chích lớn và thưa, ngược lại ấu trùng vết chích nhỏ và dày hơn. Búp và lá chè non bị mất nhựa và biến dạng cong queo, khô và đen làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trà.

- Thiệt hại nghiêm trọng nhất của bọ xít muỗi là làm lá chuyển từ màu xanh tối và cây còi cọc. Thường ban đầu bọ xít muỗi phát sinh chỉ với diện tích nhỏ, sau đó lan rộng khắp ruộng khiến ruộng trông giống hiện tượng da beo

- Do sức ăn mạnh nên bọ xít muỗi gây thiệt hại lớn cho chè (Bọ xít muỗi non tuy nhỏ song do sống tập trung ở ngọn ít di chuyển nên gây thiệt hại lớn hơn trưởng thành).

...
Xem thêm

Bệnh tắc rễ

Mô tả:

- Cây chuyển vàng. Cành khô, lá úa vàng, xuất hiện các sợi giống như sợi tóc trên thân, cành thường,  từ dưới đất lên. Cây chè chết từng chòm nếu bị bệnh nặng.

- Nấm gây bệnh Marasmius equicrinis, sợi nấm bện vào nhau tạo thành sợi đen, cứng như lông ngựa. Người ta gọi đó là bệnh tóc đen. Các sợi nấm này leo từ cành này sang cành khác và từ cây này sang cây khác.

...
Xem thêm