Quy trình & sâu bệnh

Cà chua Vietfarm

Đặc điểm :
1. Đặc tính cây Cà chua:

- Cà chua là loại rau có giá trị dinh dưỡng rất cao. Quả cà chua chứa nhiều Beta Carotene, lycopene, vitamin A, C và kali.

- Năng suất đạt 4-8 tấn /1.000 m2 tùy theo giống và công nghệ sản xuất Hiệu quả kinh tế cao.

2. Giống:

Các giống cà chua được trồng phổ biến trong sản xuất. - Giống sinh trưởng vô hạn: quả to, dài ngày: Doufu, Beef, Anna… - Giống sinh trưởng bán hữu hạn: chịu nhiệt: Savior, Montavi, Nun…

3. Thời vụ trồng:

* Bắc bộ: Vụ sớm: tháng 7-tháng 8; Vụ chính: tháng 9 -tháng 10; Vụ muộn: tháng 1- tháng 2

* Nam Bộ: Vụ đông xuân: tháng 10 - tháng 11; Vụ xuân hè:  tháng 1-tháng 2.


Ưu điểm:

Lợi ích tuyệt vời của cà chua:
1. Cải thiện thị lực
2. Phòng chống ung thư
3. Làm sáng da
4. Giảm lượng đường trong máu
5. Thúc đẩy giấc ngủ ngon
6. Giữ xương chắc khỏe
7. Chữa các bệnh mãn tính
8. Tốt cho mái tóc của bạn
9. Giúp giảm cân
 


Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM


Quy trình canh tác

Gieo vườn ươm (Trước khi trồng 25 ngày)

1.1. Chuẩn  bị khay gieo
- Khay gieo kích thước 54 cm x 28 cm, cao 5 cm, có 50 hốc, 

- Trộn hỗn hợp giá thể đóng khay:(theo thể tích) 

1 đất phù sa + 1 mùn hữu cơ +1 phân hữu cơ  
- Cho giá thể đầy hốc, gạt phẳng
1.2. Gieo hạt trong khay bầu
- Gieo mỗi hốc 1 hạt. 
- Lượng giống để trồng 1.000 m2:15 g
- Phủ rơm, lưới cắt nắng kín khay, tưới nước
1.3. Chăm sóc
- Tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều). Tưới đủ ẩm, không thừa nước 
- Trước khi trồng 5 ngày hãm nước để rèn luyện bộ rễ.
- Trồng ra ruộng khi cây có 3 đến 4 lá thật (sau gieo 25 ngày) 


Làm đất, bón lót (Trước khi trồng 5 ngày)

Đất làm nhỏ, sạch cỏ dại
Luống 1,4 m, mặt luống 1,0 m 
Xử lý đất bằng Tricodema
Bổ hốc 2 hàng / luống, khoảng cách 50- 70 cm.
Bón lót: 2,5 kg phân hữu cơ/1 m2
Lấp kín phân, san mặt luống


Trồng cây (Từ 22 đến 25 ngày sau gieo)

Cây giống: 3-4 lá thật, cao 12-15 cm, không sâu bệnh.
Trồng 2 hàng/luống, khoảng cách hàng x hàng 60 cm, cây x cây  40 – 50 cm.
Trồng xong tưới nước ngay.


Tưới hồi xanh, trồng dặm (Từ 1 đến 10 ngày sau trồng)

* Tưới nước 2 lần/ ngày (sáng và chiều) trong  ngày.
* Trồng dặm những cây chết, cây yếu, không để mất khoảng


Làm cỏ, bón thúc (Từ 10 đến 80 ngày sau trồng)

* Làm cỏ, xới xáo kết hợp với bón thúc 
► Lần 1: 10 ngày sau trồng. 
  Kết hợp tưới phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 2: 25 ngày sau trồng
      Kết hợp tưới phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 3: 50 ngày sau trồng
  Kết hợp tưới phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 4  (áp dụng cho các giống sinh trưởng vô hạn): 
 Kết hợp tưới phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
 Tưới đủ nước, đảm bảo 70% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng  


Làm giàn, cuốn dây - Tỉa nhánh Từ 20 đến 70 ngày sau trồng

- Làm giàn, cuốn dây: Sau trồng 25 đến 30 ngày tiến hành cắm giàn, cuốn dây leo. Giàn làm kiểu chữ A, buộc chặt hoặc cuốn dây cho cây leo.
- Tỉa nhánh: 

+ Tùy giống và phương pháp trồng mà tiến hành tỉa nhánh cho phù hợp. chỉ nên để 1 đến 2 nhánh/cây, 4 đến 5 quả /chùm với giống vô hạn; giống hữu hạn chỉ tỉa vào vụ  xuân hè và vụ sớm.
+ Loại bỏ nhánh vô hiệu, nhánh dưới chùm hoa thứ nhất. Thực hiện thường xuyên 3 đến 4 ngày/lần. Kết hợp buộc cây vào giàn bằng dây mềm.


Phòng trừ sâu bệnh

- Các sâu bệnh hại chính:
Sâu xám (Agrotis ipsilon): Hại chủ yếu giai đoạn cây non
Sâu đục quả (Helicoverpa armigera) : Hại khi cây có quả
Bọ phấn (Bemisia tabaci), Bọ trĩ (Thrips): Hại cả vụ
Bệnh Sương mai (Phytophthora infestans): Hại chủ yếu khi ẩm độ cao
Bệnh Héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum): khi cây có quả chớm chín.
Bệnh Xoăn vàng lá (TMV).
Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp)
Thực hiện phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM), bao gồm:  
  - Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh, xen canh, xử lý đất, kiểm tra thường xuyên….
  - Biện pháp kỹ thuật: chọn giống chống chịu, quản lý nước tưới, phân bón.
  - Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch, chế phẩm sinh học, thảo mộc.


Thu hoạch (Từ 80 ngày sau trồng)

Thu hoạch cà chua khi quả hoàn toàn chín, có màu đỏ hoặc hồng trên cây, không thu non ảnh hưởng đến chất lượng quả. 
Loại bỏ những quả sâu bệnh, dập nát sau đó bảo quản ở nơi thoáng mát.
Đựng trong khay, sọt hoặc thùng caton, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.


Bọ phấn

Mô tả:

- Rầy phấn trắng là loài có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây bông vải, dưa bầu bí, rau màu các loại và nhiều loại cây trồng khác .

- Con trưởng thành dài 0.75-1.4 mm, sải cánh dài 1.1-2mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau.

- Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám.

- Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt. ... Xem thêm

Bệnh xoăn lá

Mô tả: Bệnh thường hại nặng trong vụ cà chua sớm, vụ xuân hè. Bệnh lan truyền do rệp, bọ phấn ... Xem thêm

Bệnh sương mai

Mô tả: Bệnh thường hại trong chính vụ. Điều kiện thích hợp để bệnh phát triển là trời âm u, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp. ... Xem thêm

Bệnh héo xanh vi khuẩn

Mô tả: Bệnh thường xuất hiện khi ẩm độ cao, ấm đặc biệt vào vụ cà chua sớm ... Xem thêm

Sâu vẽ bùa

Mô tả:

Thành trùng là ruồi nhỏ màu đen, dài từ 1,3 - 1,5 mm,cánh màng dài.Đẻ trứng trên lá,trứng nở ra dòi đục lòn giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo,làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá.Sâu thường gây thành dịch hại vào đầu mùa khô,thường từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi

...
Xem thêm