Quy trình & sâu bệnh

Hạt Điều

Đặc điểm :
Ưu điểm:

Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM


Quy trình canh tác

Thiết kế vườn trồng

Quy hoạch vườn (Trước khi trồng)

Tùy theo độ dốc của đất trồng để chọn lựa được hướng trồng phù hợp nhất.          

- Đối với những vùng đất bằng phẳng nên trồng theo hướng Bắc – Nam.

- Đối với những vùng đồi dốc thì nên thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất.    

- Những vùng có độ dốc lớn có thể tạo các bậc thang cục bộ để chống xói mòn. 

Có thể thiết kế vườn trồng theo hình chữ nhật để dễ canh tác và thiết kế thêm các đường vận chuyển hay tạo các đai rừng chắn gió hợp lý. Nếu trồng điều ở những nơi đất dốc và dễ bị xói mòn thì có thể thiết kế theo kiểu nanh sấu để hạn chế xói mòn.

Trồng cây chắn gió (Trước khi trồng cây)

Hàng cây chắn gió nên thiết kế thẳng góc với hướng gió hại chính hoặc nghiêng một góc 60o để bảo vệ được vườn điều. 

 Đối với những vườn điều có diện tích lớn thì nên trồng những loại cây có sức chống chịu cao như muồng đen, keo tai tượng để lập đai rừng chắn gió, nếu ở vùng thấp có thể trồng xen các loại cây ăn quả cao để chắn gió như sầu riêng, mít, …


Cây giống

Sử dụng cây giống ghép với các tiêu chuẩn cơ bản sau: 

   - Tuổi cây gốc ghép: 3-4 tháng

   - Tuổi cây ghép xuất vườn: trên 45 ngày

   - Chiều cao cây tính từ mặt bầu: 20 -25 cm, chiều cao ngọn ghép: > 10 cm; đường kính gốc: 8 mm, số tầng lá hoàn chỉnh: 1- 2 tầng

    - Cây thẳng, sạch sâu bệnh.


Thời vụ trồng

- Duyên hải Nam trung bộ:  tháng 9-10.               

- Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tháng 6-8


Làm đất, đào hố, bón lót

Trước khi trồng cây 1 tháng

Làm sạch các loại cỏ dại bằng thủ công hoặc sử dụng máy. 

- Cày tơi đất sau đó phơi nắng rồi lại bừa một lần nữa cho sạch hoàn toàn. 

-  Đối với những vùng đất dốc, đất đồi núi không thể cày bừa thì cần chặt bỏ những cây trên đất rồi mới đào hố trồng.

- Đào hố trồng theo bậc thang tại chỗ. Hố hình hộp vuông với kích thước (50 x 50 x 50) cm hoặc (60 x 60 x 60) cm.

Bón lót: Trộn lớp đất đã đào lên với 10 - 20 kg phân chuồng được ủ hoai + 0,5–1 kg phân lân nung chảy + 1 kg vôi bột. Cào đất lấp vào trong lòng hố dùng que nhỏ đánh dấu tâm hố.


Mật độ, khoảng cách

Tùy vào từng loại đất trồng và điều kiện canh tác có thể trồng điều ở mật độ từ 100 đến 300 cây/ha. Đối với những vùng đất nghèo chất dinh dưỡng hoặc đất bạc màu, hoặc là trồng điều ở những vùng đồi, không có nhiều điều kiện để chăm sóc thì  có thể trồng điều với mật độ 5 x 7m hoặc 6 x 6m, (khoảng gần 300 cây trên một hecta)


Trồng cây

Đào một hố nhỏ ngay vị trí đã cắm cây khi trộn phân đánh dấu, dùng dao sắc cắt bỏ khoảng 2 - 3 cm ở phía dưới đáy bầu, loại bỏ rễ đuôi chuột nếu có. Đặt bầu ở chính giữa và chú ý là mặt bầu chỉ thấp hơn mặt đất nền từ 5 đến 10 cm. Dùng dao sắc rạch một đường theo chiều dọc của bầu rồi kéo túi nilon ra. Dùng lớp đất đã đào lên lúc trước để lấp hố, lấp đất sao cho mặt bầu chỉ thấp hơn mặt đất nền khoảng từ 2 đến 3 cm. Nén chặt phần đất vừa lấp xuống và cố định cây nếu trồng ở nơi có gió lớn bằng một cây nhỏ.

Sau trồng 15 ngày cần thăm vườn thường xuyên để thay thế những cây bị chết hoặc yếu bằng những cây khỏe mạnh hơn. Cây điều con không chịu được  đất bị úng nên cần phải tạo rãnh thoát nước kịp thời để chống úng.


Chăm sóc

Tưới nước (Giai đoạn cây điều đã ra hoa khoảng 30%)

Điều là cây có thể chịu hạn tốt. Tuy nhiên trong giai đoạn cây đang thay lá và hình thành mầm hoa thì nước tưới là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu tưới nước quá sớm, khi mầm hoa chưa hình thành đủ thì cây sẽ không ra hoa, từ đó năng suất của vườn cũng bị giảm sút. Giai đoạn cây điều đã ra hoa khoảng 30% thì nên tưới nước cho vườn điều để kích thích ra hoa đồng đều và tăng tỷ lệ thụ phấn cho cây. Giai đoạn đang bung hoa là giai đoạn cần nước nhất để giúp hoa khỏe hơn, kích thích thụ phấn và hình thành quả điều.


Bón thúc

Giai đoạn KTCB 

Phân hữu cơ: bón 2 lần/năm vào (T4 - T5) và (T11-T12) Phân vô cơ: 4 lần/năm, cách nhau 3 tháng

Lượng phân hữu cơ: Sử dụng từ 3- 6 kg phân chuồng hoặc 1- 2 kg phân HCVS/gốc, mỗi năm cần bón khoảng từ 0,6 đến 1,2 tấn phân chuồng hoặc 0,2 đến 0,4 tấn phân hữu cơ chế biến cho diện tích 01ha (khoảng 200 cây điều)

Giai đoạn KD

Cây 3-4 năm tuổi. 

Phân hữu cơ: một lần/ năm vào (T4- T5)                          

Phân vô cơ: 2 lần/ năm

Lượng phân hữu cơ: bón 6- 9 kg phân chuồng /gốc/năm hoặc 2-3 kg phân hữu cơ chế biến/gốc/năm. 

 Phân vô cơ: bón 2 lần/năm

- Lần 1: 60 % Urê + 60 % Lân + 40 %  Kali.

- Lần 2: 40 % Urê + 40 % Lân + 60 % Kali.

Tăng cường ra hoa, đậu quả

Kết thúc mùa mưa khoảng từ 50 - 55 ngày

Sử dụng một số thuốc kích thích để chống rụng hoa và quả non. Giai đoạn ra hoa và đậu quả cây điều thường bị các loại bọ xít muỗi, rầy nâu tấn công nên cần chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, áp dụng các biện pháp tỉa cành, tạo độ thông thoáng để bảo vệ vườn điều.                                

 Sau khi thu hoạch nên chủ động bón phân và giúp cây điều phục hồi tốt nhất để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng của vườn điều.


Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại

* Sâu đục thân gốc (Quanh năm)

* Sâu đục thân cành

* Côn trùng chích hút:     

 * Bọ xít muỗi

 * Bọ trĩ (Gây hại nặng cho điều. vào đầu mùa khô. Cao điểm vào tháng 12 – 2 lúc trời nắng nóng)

 * Rầy mềm (Quanh năm) 

Côn trùng chích hút phá hoại nhiều vào giai đoạn điều ra đọt non và ra hoa-kết quả. Vì vậy phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện.                                                                            - Vệ sinh dọn dẹp cỏ dại, cắt tỉa cành thông thoáng sau thu hoạch và trong mùa mưa.                      

- Sâu nhiều có thể diệt bằng các loại thuốc như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC…
Chú ý nên xịt lúc sáng sớm và chiều mát và không nên dùng các loại thuốc nhủ dầu với nồng độ cao có thể làm hại hoa.

* Sâu hại lá:       

* Sâu vẽ bùa (Quanh năm)

* Sâu róm đỏ (Xuất hiện vào đầu mùa khô)

* Sâu cuốn lá (Xuất hiện nhiều vào đầu mùa khô)

* Sâu kèn (Sâu xuất hiện nhiều vào giữa mùa mưa (tháng 7,8) và đầu mùa khô)

* Câu cấu (quanh năm) 

- Có thể dùng những loại thuốc đã nêu trên như: Secsaigon 10EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để phòng trị: Nhưng cần chú ý về thời điểm phòng trừ

* Bọ vòi voi đục chồi (đục nõn) - Sâu phá nhiều vào giai đoạn ra đọt non

Nên cắt bỏ, gom đốt các chồi hư. Khi mật độ nhiều có thể dùng các loại thuốc như Secsaigon 25EC, Sapen Alpha 5EC, Fenbis 25EC, Sago-super 20EC… để trị

Bệnh hại

* Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra.

Sau khi thu hoạch phải tiến hành tỉa bỏ những cành vô hiệu, cành sâu bệnh giúp cây thông thoáng, ánh sáng chiếu xuyên vào tán cây. Phun phòng trừ bằng các loại thuốc:              + Dipomate 80WP: 25 – 30 gam/8 lít nước                                                                                          

+ Thio-M 500 SC: 15–20 ml/8 lít nước         

Có thể hỗn hợp với thuốc trừ sâu để phun phòng luôn bọt xít muỗi và bọ trĩ.  Nên phun vào các giai đoạn sau:                                                                                                                       + GĐ 1: khi vừa ra lá non (phun từ 1-2 lần)                                                                   

+ GĐ 2: Khi vừa nhú hoa                                                                                                           
+ GĐ 3: Khi vừa đậu quả đến khi quả to bằng hạt lạc.

* Bệnh nấm hồng (Bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa (tháng 6 - 9))

- Cắt, gom đốt bỏ cành bệnh.

- Dùng Oxyclorua Đồng bôi vết cắt, phun Vanicide 5L với nồng độ 15 ml/8 lít.   

 - Nơi thường bị bệnh, phòng bằng thuốc Vanicide 5SL hoặc Saizole 5SC

 


Thu hoạch

T2 -T5

Khi rụng xuống, hạt và quả dính liền với nhau, tách bỏ quả, chỉ lấy hạt.


Sơ chế, bảo quản

Ngay sau khi thu hoạch 

Phơi khô hạt dưới ánh nắng mặt trời trong 2 – 3 ngày và chở đến các nhà máy chế biến để tách vỏ lấy nhân


Chưa có thông tin sâu bệnh .