Quy trình & sâu bệnh

Cải cầu vồng Vietfarm

Đặc điểm :
1. Đặc tính cây cải cầu vồng:
- Được trồng phổ biến trong cả nước, là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng, chất xơ hòa tan và không hòa tan, các vitamin A, C. Sự đa dạng trong sắc tố của cải cầu vồng giúp chúng có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, điều tiết đường huyết,…
- Năng suất đạt: 3-4 tấn /1.000 m2 tùy theo giống 
- Thu nhập trung bình trên 50 triệu đồng/ha.
2. Giống:
- Giống cải cầu vồng có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hà Lan.
3. Thời vụ trồng:
* Bắc bộ: Vụ sớm: tháng 7-tháng 10; Vụ chính: tháng 8-tháng 12; Vụ muộn: tháng 11- tháng 2


Ưu điểm:

LỢI ÍCH SỨC KHỎE TUYỆT VỜI CỦA CẢI CẦU VỒNG
1. Tính chất chống oxy hóa mạnh

2. Điều trị thiếu máu tự nhiên

3. Thúc đẩy phát triển xương

4. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

5. Thúc đẩy tiêu hóa

6. Tăng cường phát triển nhận thức

7. Duy trì tóc, da và móng khỏe mạnh

8. cải thiện chức năng cơ bắp

9. Ngăn chặn thoái hóa điểm vàng và cải thiện sức khỏe tổng thể của mắt

10. Giúp quản lý và ngăn ngừa bệnh tiểu đường

11. Giúp ngăn ngừa ung thư


Cung ứng/địa điểm bán :
VIETFARM


Quy trình canh tác

Gieo vườn ươm (Trước khi trồng 25 ngày)

1.1. Chuẩn bị khay gieo
- Khay gieo kích thước 54 cm x 28 cm, cao 5 cm, có 50 hốc, 
- Trộn hỗn hợp giá thể đóng khay:(theo tỉ lệ thể tích) 
1 đất phù sa + 1 mùn hữu cơ +1 phân hữu cơ  
- Cho giá thể đầy hốc, gạt phẳng
1.2. Gieo hạt trong khay bầu. 
- Gieo mỗi hốc 1 hạt. 
- Lượng giống trồng 1.000 m2:  40 g
- Phủ rơm, lưới đen kín khay, tưới nước ẩm.
1.3. Chăm sóc
- Tưới 2 lần/ngày (sáng và chiều). Tưới đủ ẩm, không thừa nước 
- Trước khi trồng 5 ngày hãm nước để rèn luyện bộ rễ.
- Sau gieo 25 ngày, cây có 4 - 5 lá thật thì trồng ra ruộng


Làm đất, bón lót (Trước khi trồng 5 ngày)

Đất làm nhỏ, sạch cỏ dại
Luống 1,2 m, mặt luống 1,0 m 
Xử lý đất bằng Tricodema 
Bổ hốc 2-4 hàng / luống, khoảng cách 30-40 cm.
Bón lót: 2kg phân hữu cơ /1 m2
Lấp kín phân, san mặt luống


Trồng cây (Từ 25 đến 30 ngày sau gieo)

- Cây giống:  4-5 lá thật, cao  8 -12 cm, không sâu bệnh.
- Trồng 2-4 hàng/luống, khoảng cách hàng x hàng 40 cm, cây x cây  25-30 cm.
- Trồng xong tưới nước ngay.


Tưới hồi xanh, trồng dặm (Từ 1 đến 15 ngày sau trồng)

- Tưới nước 2 lần/ ngày (sáng và chiều).
- Trồng dặm những cây chết, cây yếu, không để mất khoảng 


Làm cỏ, bón thúc (Từ 10 đến 50 ngày sau trồng)

* Làm cỏ, xới xáo kết hợp với bón thúc 
► Lần 1: 7-10 ngày sau trồng. 
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
► Lần 2: 25 ngày sau trồng
Kết hợp bón phân hữu cơ dạng lỏng qua hệ thống tưới
Tưới đủ nước, đảm bảo 70% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng  


Phòng trừ sâu bệnh

Các sâu bệnh hại chính cây cải cầu vồng:
- Bọ nhảy (Phyllostreta striolata): Gây hại chủ yếu giai đoạn cây non 
- Sâu tơ (Plutella xylostella): Gây hại khi cây đã kín luống
- Sâu khoang (Spodoptera liture): Gây hại chủ yếu giai đoạn cây non.
- Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae): Gây hại nhiều vào mùa xuân
Thực hiện phòng trừ tổng hợp dịch hại (IPM), bao gồm:  
 - Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, luân canh, xen canh, xử lý đất, kiểm tra thường xuyên….
 - Biện pháp kỹ thuật: Dùng giống chống chịu, quản lý nước tưới, phân bón.
 - Biện pháp sinh học: Sử dụng thiên địch, chế phẩm sinh học


Thu hoạch (Từ 50 đến 80 ngày sau trồng)

- Khi cây nhiều lá, đã qua giai đoạn bánh tẻ thì tiến hành thu hoạch, khối lượng cây khi thu hoạch phụ thuộc vào giống vào mùa vụ. Có thể thu tỉa lá để kéo dài thời gian thu hoạch.
- Thu hoạch đến đâu vẹ sinh đồng ruộng sạch sẽ ngay đến đó.
- Loại bỏ lá ngoài, bao gói sạch sẽ đưa đi tiêu thụ
- Khi vận chuyển: dùng thùng nhựa hoặc thùng giấy 3 lớp để đựng, chú ý không xếp quá nhiều lớp ảnh hưởng đến chất lượng.


Chưa có thông tin sâu bệnh .