Xoài Đài Loan GL4
Là giống xoài có khả năng thích nghi cao, thích ứng với nhiều loại địa hình thời tiết khác nhau. Lá thuôn dài, màu xanh đậm, phiến lá cong, dày, mép lá lượn sóng.
Ưu điểm:
Giống xoài GL4 tỏ ra thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết ở các địa điểm, sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, ra hoa đậu quả, cho thu quả bói ngay trong năm thứ 2, bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 3 sau trồng.
Một trong những ưu điểm nổi trội của GL4 là có thể sử dụng cho cả ăn chín (100 ngày sau khi tắt hoa) và cả ăn xanh (sau tắt hoa khoảng 75-80 ngày) đều rất ngon, được nhiều người ưa thích vì có vị chua ngọt, giòn mà các giống xoài xanh khác không có được
Quy trình canh tác
Chọn địa điểm đất trồng
Xoài thích hợp trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt pha cát có tầng đất mặt dày, thoát nước tốt, có thuỷ cấp không sâu quá 2,5 m, pH từ 5,5 - 7,0 và cần có đê bao chống lũ triệt để cho vườn Xoài.
Thời vụ và mật độ trồng
Trồng xoài vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu. - Khoảng cách trồng tùy vào độ màu mỡ của đất, nhưng mật độ thường là 6x6m hay 8-9m/cây. Có thể trồng theo hình vuông. Nếu trồng xoài ĐT-15 mật độ 3x3m/cây song phải tạo tán thường xuyên. Tuy nhiên, ở những vùng cao nên trồng thưa để cây có tán lớn, tuổi thọ cao.
làm đất và đào hố trống
Đào hố kích thước khoảng 60x60x60 cm, mỗi hố trộn 30-50 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5kg vôi bột, 0,5kg lân và 1 muỗng cà phê phèn xanh vào lớp đất mặt. Cho tất cả các hỗn hợp này xuống hố để từ 20-30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm khoảng 2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc.
Phân bón lót
Bón phân lót cho 1 hố: 20-30kg phân chuồng mục + 1-2kg super lân + 0,1kg kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).
bắt đầu trồng cây
Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển.
Chăm sóc cây xoài
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Cắt tỉa, tạo hình:
Cây Xoài là loại cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái. Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn. - Hàng năm sau khi thu hoạch nên cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng. Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.
Bón phân đợt 2
Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón sau khi thu hoạch để cây đủ sức nuôi trái năm sau. - Trên đất màu mỡ không nên bón nhiều phân ure cho cây. - Ở một số loại xoài bón nhiều phân ure, Kali trái bị nứt, có vị chát. Gặp trường hợp này bón thêm vôi, CaSO4. - Cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành vượt tránh lây lan dịch bệnh.
THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.
Bệnh thán thư
Mô tả:Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả.Nấm chủ yếu gây hại chính trên các phần non của cây như chồi, lá, cành non vào giai đoạn ra lá, trên bông và trái vào giai đoạn ra bông, tạo trái
... Xem thêmBệnh phấn trắng
Mô tả:Do nấm Oidium mangiferae gây ra. Bệnh thường gây hại trên lá non, phát hoa, hoa và trái non. Bệnh gây hại nặng trong mùa mưa nhưng phải có nhiệt độ cao. Các phần bị nhiễm bệnh ta thấy vết bệnh có màu trắng xám hoặc trắng dơ bao phủ, bệnh thường nhiễm rất sớm trên mầm ngủ của chồi hoặc phát hoa, khi mầm phát triển bệnh cũng phát triển theo và lan sang các bộ phận khác. Đọt non bị nhiễm bệnh thường không phát triển hoặc cằn cỗi, hoa bị rụng, trái bị nhiễm nhẹ sẽ méo mó, nhạt màu đôi khi bị rụng.
... Xem thêmBệnh thối đọt
Mô tả:Do nấm Dipldia Natalensis phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần nên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa. Trên trái, vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.
... Xem thêm