Quy trình & sâu bệnh

Đậu nành đen

Đặc điểm :
Đây là loại đậu nành không chuyển gen (Non-GMO) thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng, hoa màu tím, vỏ hạt và rốn hạt màu đen, hạt có chất lượng cao đặc biệt, chống chịu bệnh, điều kiện sản xuất khó khăn, thích ứng rộng với các vùng sinh thái, mùa vụ, thích hợp trồng theo quy trình hữu cơ..

 


Ưu điểm:

Đậu nành đen có chất lượng cao với hàm lượng protein cao khoảng 42%, lipit là 18%, các thành phần sắt, canxi, Vitamin A, E, các loại dầu không no Omega-3,6, chất xơ cao gấp 1,3 – 1,5 lần đậu tương hạt vàng, và chứa nhiều chất Antoxian, Carotenoid chống ung thư, được coi là thực phẩm dưỡng sinh giầu chất có ích, thích hợp chế biến bột dinh dưỡng, sữa đậu nành, đậu phụ có màu sắc hơi tím với hương vị đặc trưng, bổ dưỡng,  tốt cho sức khỏe.


Cung ứng/địa điểm bán :
Cửa hàng 81 phố Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội


Quy trình canh tác

1. Thời vụ gieo các tỉnh Phía Bắc

Giống có thời gian sinh trưởng từ 98 – 105 ngày (xuân: 105; hè: 100; đông: 98 ngày), sinh trưởng khỏe, chiều cao cây từ 52,5 – 82,9 cm. Giống đậu nành đen này  có năng suất cao đạt từ 2,51 – 3,02 tấn/ha.

Tại các tỉnh thuộc Đông Bắc bộ, giống thích hợp với vụ xuân sớm, gieo từ 25/1 đến 10/2, vụ hè thu gieo trước 31/7, vụ đông gieo trước 25/9. Tại vùng Tây Bắc: 15/2 - 15/3, hè thu 15/6 - 31/7.


2. Phân bón

- Lượng bón: Giống đậu nành này không yêu cầu nhiều phân bón: Vụ xuân và đông (1ha): 60kg đạm urê + 560 kg lân nung chảy + 90kg kali. Cho 1 sào Bắc Bộ: 2kg đạm + 15-20 kg lân nung chảy + 3 kg kali. Vụ hè và vụ hè thu giảm lượng đạm bằng 1/2 lượng trên, nếu đất tốt, không cần bón đạm.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/2 phân đạm vào rạch (có thể thay bằng 15 - 20kg NPK Văn Điển, cho 1 sào Bắc Bộ hoặc 320 - 450kg NPK cho 1ha), lấp nhẹ phân và gieo hạt bên cạnh, cách phân 5cm. Bón thúc 1/2 lượng đạm + toàn bộ kali khi cây có 5 - 6 lá.

 


3. Chăm sóc

Làm cỏ: Xới xáo, làm cỏ khi cây có lá thật (lá nhặm 3 thùy), xới xáo kết hợp bón thúc khi cây 5 lá, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các loại sâu hại, có thể dùng phân bón lá để tăng năng suất (phun lẫn thuốc sâu vào lúc 5 - 6 lá, sau khi tắt hoa để tăng năng suất).

 


4. Phòng trừ sâu bệnh

Giống có khả năng chống bệnh tốt, chỉ cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm sâu hại các loại, có thể kết hợp bắt tay diệt ổ trứng hoặc sâu non giai đoạn đầu, nếu ở ngưỡng gây hại có thể diệt trừ bằng thuốc trừ sâu sinh học như ANISAF SH-01 2SL (theo hướng dẫn trên bao bì). Để đảm bảo năng suất, vụ xuân phải tuân thủ 4 lần phun thuốc bắt buộc định kỳ sau đây:

- Lần 1 (nếu trồng vụ xuân ngay sau khi đậu mọc): đào bắt tay diệt sâu xám

- Lần 2 (cây 4 - 5 lá): Phun trừ sâu ăn lá.

- Lần 3 (chớm ra hoa): Phun trừ sâu ăn nụ hoa.

- Lần 4 (tắt hoa): Phun trừ sâu đục quả.

- Lần 5 (khi quả chín sáp): trừ bọ xít, sâu đục quả.

 


5. Thu hoạch và bảo quản

Chọn thời điểm quả chuyển màu vàng xẫm, thời tiết khô ráo, cắt cây thu hoạch phơi trên dụng cụ nong nia, bạt, tránh phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng. Đập lấy hạt tốt, bỏ hạt sâu, lép, cắn không dính răng (độ ẩm 13%), để nguội, đưa vào bao nilon 2 lớp để bào quản.


Chưa có thông tin sâu bệnh .